Trưng bày “Gia Lai-Thiên nhiên, con người và những di sản đã được tôn vinh” tại tỉnh Cà Mau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 19-8, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (khóm 1, phường 1, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau), Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Bảo tàng tỉnh Cà Mau khai mạc trưng bày “Gia Lai- Thiên nhiên, con người và những di sản đã được tôn vinh”.

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2023) và Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023),

Đến dự khai mạc có các ông: Tiêu Minh Tiên-Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau; Hữu Trung-Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau; Lê Minh Sơn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau; Nguyễn Hải Bình-Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Các đại biểu cắt băng khai trương trưng bày. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Các đại biểu cắt băng khai trương trưng bày. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Ngoài ra, tham dự trưng bày còn có viên chức của 2 bảo tàng, đông đảo các em học sinh Trường Cao đẳng nghề Việt Nam-Hàn Quốc tỉnh Cà Mau; người dân trên địa bàn.

Với khoảng 60 hình ảnh, bảng trích, hơn 80 hiện vật, nội dung trưng bày được bố cục làm 2 phần: Phần 1-Tổng quan Gia Lai: Trưng bày hình ảnh về các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh như Biển Hồ, Núi lửa Chư Đang Ya, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng…; các công trình văn hóa, di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh như: Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng Đạo, Quần thể di tích Khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá… hiện vật liên quan đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc Jrai, Bahnar.

Các đại biểu tham quan không gian trưng bày. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Các đại biểu tham quan không gian trưng bày. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Phần 2: Trưng bày hình ảnh và hiện vật liên quan đến các di sản văn hóa phi vật thể đã được tôn vinh, gồm: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Bahnar ở 4 huyện phía Đông của tỉnh và Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui.

Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Hải Bình-Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai-nhấn mạnh: “Đây là hoạt động nhằm giới thiệu với người dân tỉnh Cà Mau nói riêng, Nhân dân cả nước nói chung những giá trị tiêu biểu về thiên nhiên và di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai; qua đó, tăng cường quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người của vùng đất Gia Lai, thúc đẩy việc thu hút và phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, hoạt động trưng bày còn hướng tới tăng cường gắn kết và trao đổi hoạt động chuyên môn giữa các bảo tàng trong giai đoạn mới”.

Các đại biểu và người dân được tham quan, nghe thuyết minh giới thiệu về triển lãm tại phòng trưng bày chuyên đề và khu vực hình ảnh trưng bày ngoài trời,

Trưng bày bắt đầu đón du khách và người dân tham quan từ ngày 19 đến hết 22-8-2023.

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.