Phiên chợ nông sản: Kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Để thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông sản, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong 2 ngày (17 và 18-7), tại Công viên huyện Chư Păh, Hội Nông dân tỉnh tổ chức phiên chợ nông sản năm 2023. Thông qua phiên chợ, bà con nông dân được giới thiệu, quảng bá sản phẩm do mình làm ra; đồng thời có thêm cơ hội kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cũng như gặp gỡ, lắng nghe ý kiến từ người tiêu dùng.

Phiên chợ có 19 gian hàng của Hội Nông dân các huyện: Phú Thiện, Kbang, Ia Grai, Đức Cơ, TP. Pleiku và 14 cơ sở Hội Nông dân huyện Chư Păh. Các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, OCOP, gồm: rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, trái cây sấy, sản phẩm thịt chế biến, cà phê, chè, điều, tinh dầu, thảo dược; các loại cây giống, con giống, hoa, cây cảnh; sản phẩm dệt thổ cẩm, rượu ghè, đồ thủ công mỹ nghệ trang trí, gia dụng... do nông dân làm ra.

Ông Phạm Nhuần (thứ hai từ trái sang)-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Păh cùng đại diện lãnh đạo huyện Chư Păh và các huyện tham quan gian hàng tại Phiên chợ. Ảnh: Đinh Yến

Ông Phạm Nhuần (thứ hai từ trái sang)-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Păh cùng đại diện lãnh đạo huyện Chư Păh và các huyện tham quan gian hàng tại Phiên chợ. Ảnh: Đinh Yến

Mang các sản phẩm của bà con DTTS xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) như: gạo rẫy 6 tháng, ổi ru-bi, bưởi da xanh, dứa nếp, chôm chôm, gà nướng, cơm lam... đến với phiên chợ, bà Rơ Châm Pyung-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Mơ Nông-cho biết: Các sản phẩm của nông dân trên địa bàn xã phong phú, đa dạng; tuy nhiên đầu ra còn bấp bênh. Hội Nông dân xã mong muốn quảng bá đến với đông đảo người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh, giúp bà con tiêu thụ sản phẩm.

“Cứ có dịp là chúng tôi mang sản phẩm của hội viên nông dân trong xã đi quảng bá tại các phiên chợ nông sản trong, ngoài huyện. Tất cả sản phẩm của nông dân làm ra đều sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm”-bà Pyung chia sẻ.

Còn bà Nông Thị Hai (thôn 3, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) thì cho hay: "Tôi là người dân tộc Tày, gia đình có truyền thống nấu rượu từ khi còn ở Cao Bằng. Hiện tôi vẫn giữ được bí quyết ủ men, nấu rượu. Men rượu của tôi là sự kết hợp các loại lá, rễ, vỏ cây theo bí quyết của người Jrai và người Tày nên khác với các loại men khác. Nhiều năm nay, các sản phẩm rượu với tên thương hiệu “Rượu cần Kô Hai” như: nếp cẩm, bo bo, quýt, ổi… đều được quảng bá tại các phiên chợ và đã được khách hàng trong, ngoài tỉnh biết đến, tin dùng. Tham gia hội chợ, tôi được chuyên gia, khách hàng góp ý tư vấn, khuyến nghị về nhãn mác, mẫu mã… để sản phẩm ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường”.

Với Hội Nông dân huyện Phú Thiện, tham gia phiên chợ lần này không chỉ giúp nông dân tăng doanh thu mà còn để khẳng định chất lượng sản phẩm. Theo đó, Phú Thiện mang đến phiên chợ các sản phẩm sạch như các loại gạo của HTX Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake); trứng vịt sạch của Hợp tác xã Thủy cầm Ia Peng (xã Ia Peng) và gạo Đài Thơm 8 của hộ kinh doanh Đỗ Quốc Lâm (xã Chrôh Pơnan)…

Bà Nguyễn Thị Đan-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện-thông tin: “Cái được lớn nhất khi chúng tôi tham gia phiên chợ là có cơ hội khẳng định chất lượng và xuất xứ nông sản của hội viên nông dân, khi lâu nay một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng lo ngại, nghi ngờ về nguồn gốc sản phẩm của chúng tôi”.

Bên cạnh gian hàng của Hội Nông dân, một số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng tham gia, quảng bá sản phẩm tại phiên chợ. Bà Nguyễn Thị Nhung-hộ kinh doanh Nhung Nguyễn (thôn Thái Hà, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cho biết: Tham gia phiên chợ, gia đình bà giới thiệu một số sản phẩm thế mạnh như mắc ca sấy, điều, măng khô, ngũ cốc dinh dưỡng, trà tía tô túi lọc, muối sả, bông đu đủ sấy… Trong đó sản phẩm "Mắc ca sấy nứt Nhung" do người DTTS trong vùng trồng, cơ sở thu mua về chế biến.

“Gia đình tôi từng đem nhiều sản phẩm đến các phiên chợ, nhưng tại phiên chợ lần này, chỉ giới thiệu sản phẩm "Mắc ca sấy nứt Nhung" được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh đến người tiêu dùng và mong muốn tìm kiếm đối tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm”-bà Nhung nói.

Anh Lê Văn Thu-một khách hàng tại phiên chợ-kể: Anh đang sinh sống ở tỉnh Bình Dương, về TP. Pleiku thăm người thân; biết có phiên chợ nên đến tham quan, mua sắm. “Sản phẩm tại phiên chợ khá đa dạng, phong phú. Tôi thích nhất là các loại hạt như: đậu đỏ, đen, xanh, gạo rẫy 6 tháng, nếp đen ở các gian hàng Hội Nông dân xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) và Hội Nông dân huyện Kbang. Các sản phẩm này đều của người DTTS trồng, sản xuất, giá cả phải chăng. Qua phiên chợ, tôi còn biết thêm một số mặt hàng rất ngon như chả cá thác lác Sê San, các loại thảo dược khô... Tôi đã mua về dùng và biếu người thân, bạn bè”-anh Thu chia sẻ.

Khách hàng mua sắm tại Phiên chợ. Ảnh: Đinh Yến

Khách hàng mua sắm tại Phiên chợ. Ảnh: Đinh Yến

Đánh giá về hiệu quả của Phiên chợ lần này, ông Phạm Nhuần-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-cho biết: Phiên chợ đã thu hút hơn 1.000 người dân tham quan, mua sắm. Đây là hoạt động hỗ trợ cho việc tuyên truyền, quảng bá và kết nối phát triển nông sản các địa phương nói chung và nông sản vùng DTTS và miền núi nói riêng. Người tiêu dùng có thêm niềm tin về sản phẩm nông nghiệp sạch có chứng nhận OCOP chất lượng, còn hộ kinh doanh, hợp tác xã có thêm kênh để khẳng định chất lượng, quảng bá sản phẩm đến khách hàng tiềm năng. Qua đó trực tiếp lắng nghe góp ý, phản hồi từ người tiêu dùng và thị trường.

“Hội tiếp tục luân phiên tổ chức phiên chợ nông sản vùng đồng bào DTTS ở các địa phương khác để hội viên, nông dân có thêm cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm do mình làm ra. Đồng thời, tăng cường kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng DTTS giữa Hội Nông dân với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho bà con”-ông Nhuần cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.