Gương mặt thơ: Võ Văn Luyến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Là một nhà thơ tiêu biểu của đất Quảng Trị, Võ Văn Luyến góp vào nền thơ một giọng riêng. Mảnh đất từng rất nghèo đói ấy nhưng lại có cái giọng rất đặc trưng để trình diễn thơ, tới mức có người cho rằng, chỉ nghe người Quảng Trị nói cũng thành thơ, thành nhạc.

Dấu ấn quê hương trong thơ Võ Văn Luyến không chỉ là những tứ thơ viết về địa danh riêng có của Quảng Trị như thế này: “À ơ... cái nhớ còn lưa/Cái thương còn mặn, cái chờ còn mong/À ơ... cái bóng ru buồn/Ai ăn ở bạc cho hồn ai đau” khi anh nhắc về Ái Tử (yêu con, cũng là tên một cây cầu nổi tiếng như thế ở Quảng Trị), mà còn ở chính nhịp thơ và hình tượng thơ khác biệt, có phần nghiệt ngã, dẫu anh đang viết về tháng Giêng: “Tháng Giêng vào ta, bão gần bão xa triều cường lũ cuốn/Tháng Giêng vào ta, hoa cưới phố làng/Tháng Giêng vào ta, lúa cóng bên sông/Tháng Giêng vào ta, mơ ước đòng đòng”.

Anh Võ Văn Luyến sinh năm 1962, là giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm, hiện sống ở Quảng Trị, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; tác giả của 5 tập thơ, 1 tập nghiên cứu phê bình.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Dã quỳ

Vàng như thể chẳng vàng hơn được nữa

em vô tư tận hiến đến quên mình

có màng chi người đời khen hay dở

lửa từ tâm đốt cháy vô minh!

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Yêu như thể chẳng yêu hơn thế nữa

thu đi xa, đông chạm ngõ lâu rồi

thế mà em vẫn cao sang rực rỡ

ta chậm chân nhấp nhổm đứng ngồi.



Em vàng son đi ra từ gác tía

cứ như mưa như nắng cần lao

ta ngập giữa vàng hoa bốn phía

nghe rưng rưng như thể ai chào!



Vàng như thể chẳng vàng hơn được nữa

em hồn nhiên “thiêu hóa” cao xanh

chầm chậm bước và đừng lần lữa

dã quỳ ơi, lòng đuối phía mong manh!



Phố núi

Thành phố những ngọn đèn sương ấm

Cơn mê đưa lạc giấc tơ mành

Một Pleiku da mây hồng phấn

Ta nghiêng đêm rót lên chòng chành.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T



Ôi đất đỏ như niềm vui mời mọc

Em và cà phê đồng vị bên đời

Ta hóa gió thổi bay rừng tóc

Câu thơ tan trong mắt ai cười.



Ta ít nói, em thì hiền thục

Có khác chi núi lặng với mây ngừng

Một hòn than tự mình thành rạo rực

Thành câu buông ở lại giữa lưng chừng…



Gửi phía mờ xa



Chẳng nghĩ được gì ngoài niềm vui

thơ như cát nằm im choàng voan trắng

em đến rồi đi bỏ lại cuối câu dấu lặng

tôi gập ghềnh nhân thế cái cầm tay.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T



Chẳng nói được gì đêm ơi có hay

ngọn đèn vàng gối phập phồng ảo ảnh

tiếng chim khuya nhắc miền đất thánh

có một người cầu nguyện phía... ngày xưa.



Thì thôi cầm lòng mà nghe hát

nghe canh dài hoang hút yêu tin

nghe mật ngọt dáng ong rừng vượt thác

tôi thành một-lặng-im!

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...