3 em nhỏ ở Krông Pa tử vong do đuối nước: Nỗi đau người ở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 1-7, trên địa bàn xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) xảy ra vụ đuối nước khiến 3 cháu nhỏ tử vong tại hố chứa nước trong rẫy của gia đình. Cái chết thương tâm của những đứa trẻ lẽ ra vẫn được cha mẹ bế bồng chăm sóc đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tai nạn đuối nước.

“Từ nay, nhà vắng tiếng con cười”

Tang thương bao trùm con hẻm nhỏ tại buôn Puh Chík (xã Ia Rsai) sau cái chết đột ngột của 3 đứa trẻ ngoan ngoãn, hiền lành. 2 căn nhà nằm đối diện nhau, 3 chiếc quan tài phủ trắng khăn tang, bà con dân làng kéo đến chia buồn, hỗ trợ gia đình lo hậu sự ngày càng đông. Đôi mắt ai cũng ngấn lệ khi nghe tiếng khóc xé lòng của những người thân trong gia đình.

Chỉ vì sự chủ quan, sơ sẩy của những bậc làm cha, làm mẹ, 3 đứa trẻ gồm Rơ Ô H'Mơn (SN 2019), Rơ Ô Rok (SN 2021, cùng là con của anh chị Kpă Uế-Rơ Ô H'Duy); Rô Húc (SN 2019, con anh chị Rchâm Thiên-Rô H'Ét) đã ra đi mãi mãi.

3 em nhỏ ở Krông Pa tử vong do đuối nước: Nỗi đau người ở lại ảnh 1

Tang thương bao trùm 2 căn nhà đối diện nhau tại buôn Puh Chík (xã Ia Rsai). Ảnh: Vũ Chi

Sự việc đau lòng xảy ra trong rẫy của gia đình anh Rchâm Thiên (buôn Pan, xã Ia Rsai). Do rẫy mì của gia đình vừa mới trồng được hơn 1 tháng nên tranh thủ trời nắng, vợ chồng anh Uế và anh Thiên cùng lên rẫy làm cỏ mì. Xác định đi 1 tuần mới về nên họ đưa cả con nhỏ đi theo để tiện trông nom, chăm sóc. Rẫy sát nhau, 2 gia đình ở chung căn chòi rẫy của anh Thiên.

Như thường lệ, sau khi ăn uống, cho các con ngủ trưa, các anh chị tiếp tục cào cỏ. Đến khoảng 16 giờ, khi quay lại chòi chuẩn bị thu dọn đồ đạc trở về nhà để chủ nhật đi lễ nhà thờ, ai nấy chợt giật mình khi không thấy lũ trẻ đâu. Cả 2 gia đình vội vã tỏa đi tìm kiếm thì phát hiện cháu Rơ Ô Rok bị đuối nước nổi trên mặt hố nước cách chòi hơn 100 m. Đây là hố nước do gia đình anh Thiên tự đào trong rẫy của gia đình để phục vụ tưới cho cây trồng. 2 người cha vội lao xuống tìm kiếm thì phát hiện thêm Rơ Ô H'Mơn và Rô Húc chìm dưới đáy hố nước. Vớt các con lên, 2 gia đình vội đưa các cháu đi cấp cứu tại Trạm Y tế xã nhưng bác sĩ kết luận, các cháu đã tử vong trước đó.

“Ở trong rẫy 1 tuần, khi ba mẹ đi làm, các cháu chỉ chơi trong chòi rẫy hoặc chạy đi kiếm cha mẹ nên vợ chồng tôi cũng yên tâm làm cỏ, không nghĩ rủi ro xảy ra. Lúc thấy thi thể các con dưới hố, tôi như chết lặng. Hai vợ chồng lấy nhau 5 năm, có 2 đứa con, giờ thì các con bỏ chúng tôi mà đi thật rồi. Lỗi là tại vợ chồng tôi chủ quan, không trông chừng các con…”-anh Uế khóc nghẹn, 2 tay ôm mặt, gục đầu vào chiếc quan tài.

Không có hình nào các con chụp gần đây, anh Uế đành lấy tấm hình 2 con chụp kỷ niệm lúc tròn 1 tuổi để làm ảnh thờ. Nhìn nụ cười tươi tắn của 2 đứa trẻ trong tấm hình lẫn trong làn khói hương nghi ngút, ai cũng xót xa, không cầm được nước mắt.

Trong khi đó, bên căn nhà đối diện, người thân của cháu Rô Húc cũng ôm lấy quan tài khóc nghẹn. Anh Thiên đau đớn cho hay: Hố nước do gia đình tự đào cách đây 6 năm, diện tích khoảng 15 m2, sâu chừng 3 m. Mấy lần trước, khi vào rẫy, tôi thường đưa con gái 3 tuổi và con trai đi cùng. Lần này, do bà ngoại bị đau, muốn cháu gái ở nhà bầu bạn với ngoại cho đỡ buồn nên tôi chỉ đưa Húc cùng đi. “Con hay cười, hay nói. Tối đến, vợ chồng mệt nhoài nhưng thấy con là mọi mệt mỏi đều tan biến. Căn chòi lúc nào cũng rộn ràng tiếng con cười. Giờ thì chẳng còn được nghe tiếng cười đùa của con nữa rồi”-anh Thiên nhìn di ảnh con đau xót nói.

Hồi chuông cảnh tỉnh

Theo ông Đinh Đức Tư-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rsai, mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền phòng tránh đuối nước cho trẻ em, nhất là trong dịp hè nhưng nhiều gia đình vẫn chủ quan. Buôn Puh Chík có khoảng hơn 300 hộ, trong đó có 67 hộ nghèo. Bà con trong buôn chủ yếu làm nông, ruộng rẫy cách xa khu dân cư nên mỗi lần lên rẫy, thường đi 1-2 tuần mới về. Con cái không có người trông coi chăm sóc nên các gia đình thường đưa con đi cùng. Trong khi cha mẹ làm rẫy, các cháu tự trông coi lẫn nhau. Tuy nhiên, điều này dẫn đến nhiều nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ, đặc biệt là tai nạn đuối nước bởi trong rẫy, các gia đình thường tự đào hố để lấy nước tưới cho cây trồng mà không chú ý làm rào chắn đảm bảo an toàn.

Đây là sự việc đau lòng, là mất mát lớn đối với gia đình, không chỉ để lại nỗi đau mà cả sự dằn vặt trong tâm trí những người làm cha, làm mẹ. Ngay sau khi nắm được thông tin, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể đã xuống thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ một phần kinh phí giúp gia đình lo hậu sự.

Hố nước nơi 3 em nhỏ tử vong (ảnh UBND xã Ia Rsai cung cấp).

Hố nước nơi 3 em nhỏ tử vong (ảnh UBND xã Ia Rsai cung cấp).

Trao đổi với P.V, ông Đinh Văn Đức-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Krông Pa-cho hay: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 vụ đuối nước khiến 7 em nhỏ tại các xã Chư Gu, Phú Cần và Ia Rsai tử vong. Nguyên nhân trực tiếp của các vụ đuối nước trẻ em là do thiếu sự quan tâm, giám sát của gia đình. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện tại, nguy cơ đuối nước ở trẻ luôn hiện hữu, nhất là tại các hồ chứa nước trong rẫy của các gia đình hay tại các sông, suối gần khu dân cư.

Để giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ, đặc biệt là tai nạn đuối nước, thời gian tới, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện sẽ phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các sông, suối, ao, hồ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các gia đình trong việc quản lý, giám sát con em. Cùng với đó, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chỉ đạo các cơ sở trường học có bể bơi nhân tạo mở các lớp dạy bơi cho thanh thiếu nhi, qua đó, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).