45 năm nhọc nhằn nuôi con nhiễm chất độc da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 45 năm qua, vợ chồng ông Lê Tấn Dũng (thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê) lặng lẽ chăm sóc người con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ngày nối ngày, ông bà lo toan từng miếng ăn, giấc ngủ cho người con trai nay đã ở tuổi 45 nhưng thể chất và trí tuệ chỉ như trẻ lên 2.

Trên chiếc giường nhỏ trong căn nhà cấp 4, một người đàn ông nhỏ thó, chân tay co quắp, gầy gò nằm yên lặng. Cạnh bên, 2 người già đã ở tuổi 70 với khuôn mặt khắc khổ thay nhau nắn bóp chân tay cho con.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Dũng không giấu được nỗi ngậm ngùi: “Con trai tôi tên là Lê Tuấn, sinh năm 1978. Khi đặt tên con, chúng tôi hy vọng con mình sẽ khôi ngô, tuấn tú và mạnh khỏe. Nhưng ai ngờ, Tuấn bị di chứng của chất độc da cam/dioxin. Có lẽ chỉ có gia đình nào có con em bị ảnh hưởng chất độc da cam như chúng tôi mới thấm thía được nỗi đau này”.

Hàng ngày, vợ chồng ông Lê Tấn Dũng phải lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho người con trai đã bước sang tuổi 45. Ảnh: M.K

Hàng ngày, vợ chồng ông Lê Tấn Dũng phải lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho người con trai đã bước sang tuổi 45. Ảnh: M.K

Sau một đỗi trầm ngâm, ông Dũng kể tiếp: Năm 1971, ông tham gia du kích tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Cuối năm 1972, ông chuyển lên công tác ở Ban Tài mậu thuộc Căn cứ cách mạng Khu 10, xã Krong, huyện Kbang. Sau giải phóng, ông lập gia đình. Lúc đó, ông không hề hay biết trong quá trình chiến đấu, cơ thể mình đã bị nhiễm chất độc da cam. Bà Nguyễn Thị Loan-vợ ông cũng từng tham gia công tác tại Căn cứ cách mạng Khu 10.

“Những tưởng hạnh phúc sẽ đến trọn vẹn với chúng tôi nhưng không ngờ các con tôi lại mắc phải di chứng chất độc da cam/dioxin. Tuấn ngay từ khi sinh ra đã phải mang dị tật bẩm sinh cả về hình hài lẫn trí tuệ. Em gái Tuấn cũng thế. Đến năm 16 tuổi, con gái tôi đã qua đời trong đau đớn, bệnh tật”-ông Dũng nghẹn ngào.

Hơn 45 năm qua, gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền, thuốc men… đè nặng lên vai ông bà. Thiếu thốn đủ thứ nhưng vợ chồng ông chưa bao giờ bỏ cuộc mà cố gắng chăm sóc, chạy chữa cho con. Bà Loan nén giọt nước mắt, tiếp lời kể của chồng: “Từ nhỏ đến lớn, Tuấn luôn nằm một chỗ, miệng chỉ ú ớ, chân tay co quắp và thường xuyên ốm đau bệnh tật. Người ta chỉ nuôi con thơ 8-9 tháng, còn tôi thì chăm con suốt 45 năm qua. Đêm nào cũng phải thức để xoa bóp mình mẩy, đôi khi con quấy khóc, la hét rồi lên cơn co giật. Là mẹ, tôi đau khổ vô cùng khi chứng kiến những cơn đau của con. 45 năm nay, vợ chồng tôi thường xuyên ra vào bệnh viện. Mỗi lần đưa con đi viện là lại chạy vạy tiền của để lo thuốc thang”.

Nhiều lần, ông Dũng đưa con đi khắp nơi để chữa bệnh nhưng đều trở về trong vô vọng. Cũng do bị nhiễm chất độc da cam, ông thường xuyên đau ốm, cơ thể đau nhức, hoa mắt, chóng mặt. Thu nhập của gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào cà phê nhưng khi sức khỏe ông giảm sút thì năng suất vườn cây cũng không đáng bao nhiêu. Hàng ngày, bà Loan phải ra chợ bán từng mớ rau để có thêm đồng ra đồng vào.

Dù vậy, ông Dũng vẫn giữ cho mình thái độ lạc quan. Ông nói: “Chúng tôi thường xuyên động viên nhau vượt qua khó khăn, vì trong cuộc sống hiện nay, cũng không ít gia đình cùng chung nỗi đau da cam. Dù rằng hành trình 45 năm qua đã lấy đi của chúng tôi biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt nhưng vợ chồng tôi vẫn luôn tin tưởng rằng, chính tình yêu thương sẽ làm dịu đi nỗi đau bệnh tật và vơi bớt mặc cảm. Những năm qua, ngoài sự nỗ lực của gia đình thì Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chế độ, chính sách đối với các gia đình và nạn nhân chất độc da cam. Sự quan tâm đó đã mang lại niềm tin và nghị lực cho chúng tôi vươn lên trong cuộc sống”.

Trao đổi cùng P.V, ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê-cho biết: “Gia đình ông Lê Tấn Dũng rất khó khăn khi người trực tiếp chăm sóc nạn nhân chất độc da cam nay cũng đã già yếu, không còn khả năng lao động. Để tiếp thêm sức mạnh xoa dịu nỗi đau cho gia đình vượt lên số phận, chúng tôi rất mong nhận được sự chung tay, góp sức của toàn xã hội và sự đùm bọc bằng những tấm lòng nhân ái của cả cộng đồng”.

Có thể bạn quan tâm

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.