Thơ Đỗ Tiến Thụy: Người đi mở biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có lẽ vì trưởng thành từ trong quân ngũ nên dù là khi viết văn hay làm thơ, câu từ của nhà văn Đỗ Tiến Thụy cũng đầy đanh thép, cứng rắn, kiên cường. "Người đi mở biển" là một sáng tác mới của ông. Bài thơ là sự khát khao vươn ra thế giới rộng lớn, bao la để "thoát khỏi ao tù", để xứng đáng với những gì mà cha anh đã hy sinh, đã gầy dựng cho đời sau.

Nào các con, ghe bầu đã sẵn

Vứt hèn đi, ta quyết vươn khơi

Đứa nào sợ, cứ ở nhà núp vợ

Đứa nào gan, theo hướng mọc mặt trời.



Bão bẻ gãy buồm rồi cha ơi

Đừng nản!

Vung chèo lên chém sóng hoang vu

Rất có thể cha con ta sẽ chết

Nhưng đời sau sẽ thoát kiếp ao tù.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Chúng con khát cha ơi

Đừng rối!

Có nỗi khát nào bằng khát trùng khơi

Kìm khát lại và chèo, nhanh hơn nữa

Có đại dương ta thỏa khát muôn đời.



Kìa cá dữ cha ơi

Đừng hoảng!

Một tay chèo, một tay hãy giơ lao

Rất có thể cha con ta sẽ chết

Và hồn ta sẽ hóa sóng thét gào.



Em con chết rồi cha ơi

Đừng khóc!

Biển mênh mông nước mắt thấm vào đâu

Hãy bỏ xác em con nuôi biển

Rồi cá tôm sẽ nuôi lại đời sau.


Kìa mặt trời nhô đỏ lừ từ nước

Trên sóng xanh thấp thoáng dải vàng

Cánh chim lạ túa lên rợp nắng

Tiếng kêu mừng xé toạc hồng hoang.


Thuyền quay mũi về bờ

Những mặt người ngóng lại

Trời sa mưa nước mắt mịt mờ rơi

Ngôi mộ cát phủ hoa sóng trắng

Gió hải dương văng vẳng vọng lời…


Các con về sắm thuyền to lưới rộng

Mở lớn mắt ra cho xứng biển nhà

Lúc vùng vẫy các con hãy nhớ

Xương trắng cha làm cọc mốc Hoàng Sa!

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.