Gỗ rừng chứ đâu phải cái kim?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Liên tiếp nhiều vụ phá rừng vừa bị phát hiện, khởi tố tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và nhiều địa phương khác trong thời gian vừa qua đã và đang gây “nóng” dư luận.
Một diện tích lớn rừng bị tàn phá trong 2 vụ việc vừa bị khởi tố tại Quảng Bình. Ảnh: Cộng tác viên

Một diện tích lớn rừng bị tàn phá trong 2 vụ việc vừa bị khởi tố tại Quảng Bình. Ảnh: Cộng tác viên

Mới đây nhất, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh và huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) đã quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “hủy hoại rừng” xảy ra trên địa bàn.

Hay tại Quảng Trị, cách đây vài ngày, ngoài việc khởi tố vụ án để điều tra, xử lý các đối tượng tham gia phá rừng nghiêm trọng ở xã Đakrông, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã kỷ luật các cán bộ, lãnh đạo vì buông lỏng quản lý.

Câu chuyện phá rừng hiện đang là vấn đề gây bức xúc ở nhiều địa phương trên cả nước.

Đặc điểm chung của các vụ phá rừng vừa phát hiện đều là một diện tích lớn rừng bị phá, trong đó có cả rừng phòng hộ, nhiều cây có đường kính lớn, các đối tượng phá đã vài tháng trước và không bị… ai phát hiện.

Không bị ai phát hiện - nghe rất lạ nhưng cũng đang rất là thật, mặc dù để phá được chừng ấy diện tích rừng, “lâm tặc” không thể làm ngày một, ngày hai mà phải có thời gian.

Và rồi, khi phát hiện rừng bị phá, ai cũng nói đến vấn đề trách nhiệm. Nhưng khi nói đến trách nhiệm, là câu chuyện đổ lỗi cho nhau.

Có một điều chắc chắn rằng, giữ rừng không riêng gì là trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm. Và mặc dù rừng đã được giao trách nhiệm quản lý cụ thể nhưng thực tế một số nơi lại đang rơi vào tình trạng vô chủ, “cha chung không ai khóc”.

Bàn về chuyện phá rừng, có đại biểu đã từng đặt vấn đề tại nghị trường Quốc hội, rằng phải chăng có sự bao che, tiếp tay, thiếu tinh thần trách nhiệm quản lý của một bộ phận cán bộ chính quyền; và cơ quan chức năng chưa làm tròn trách nhiệm được giao?

Điều đó cho thấy, phải xây dựng cơ chế quy trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, tổ chức để xử lý nghiêm. Đồng thời, cần phải xem xét công tác quản lý và sử dụng cán bộ tại địa phương, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến công tác quản lý rừng phòng hộ bị lỏng lẻo, khiến rừng bị phá nát.

Và quan trọng hơn, phải làm rõ việc có hay không tình trạng bảo kê “lâm tặc” của những người có nhiệm vụ. Gỗ rừng chứ có phải cây kim bỏ trong túi đâu mà lực lượng chức năng không biết?

Bộ NNPTNT thừa nhận tình trạng phá rừng tự nhiên trái pháp luật tại một số địa phương còn diễn ra phức tạp, gây bức xúc trong dư luận và nhân dân. Thống kê cho thấy, năm 2016 - 2019, diện tích rừng thiệt hại lên tới 7.283 ha, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430 ha rừng.

Tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng từ nhiều năm trước là giải pháp kịp thời và cần thiết nhằm bảo vệ tài nguyên rừng. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra cho thấy rằng, rừng vẫn đang “chảy máu”. Và khi không làm rõ trách nhiệm của lực lượng giữ rừng thì chuyện phá rừng quy mô lớn sẽ không bao giờ dừng lại!

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất cấp bách, và người dân không cần nghe những lời biện minh khi rừng bị tàn phá.

Có thể bạn quan tâm

Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Nhân 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN, T.Ư Hội Sinh viên VN, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" và đã tạo ra rất nhiều giá trị cho người trẻ.
Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.