Lâm Đồng khởi tố nhiều đối tượng phá rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng) vừa khởi tố, bắt tạm giam nhiều đối tượng để điều tra hành vi phá rừng tại tiểu khu 216, xã Phi Liêng.

Ngày 3-2, Công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam các nghi phạm, gồm: Phạm Anh Tuấn (37 tuổi), Vũ Văn Dũng (32 tuổi, đều ngụ tỉnh Đắk Lắk); Lương Ngọc Anh Tuấn (33 tuổi), Nguyễn Viết Hùng Sơn (35 tuổi), Nguyễn Bảo Lâm (29 tuổi, cùng ngụ xã Phi Liêng, huyện Đam Rông) để điều tra hành vi phá rừng tại tiểu khu 216, xã Phi Liêng.

Trước đó, cơ quan công an xác định trên địa bàn xuất hiện tình trạng khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép nên tập trung lực lượng vào cuộc điều tra, làm rõ. Khi mở rộng điều tra, khám xét xưởng gỗ của Phạm Anh Tuấn tại buôn Đắk Tro, xã Krông Nô, huyện Lắk (Đắk Lắk), công an phát hiện 99 lóng gỗ thông 3 lá, với tổng khối lượng hơn 23m³. Bước đầu, Phạm Anh Tuấn khai nhận, số gỗ trên khai thác từ tiểu khu 216, xã Phi Liêng đưa về xưởng. Sau khi củng cố hồ sơ, cơ quan công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng liên quan.

Trước đó, Công an huyện Lâm Hà cũng thực hiện quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 đối tượng, gồm: Bùi Quang Thắng (36 tuổi), Nguyễn Duy Thụy (33 tuổi), Nguyễn Văn Hùng (43 tuổi) và Phạm Văn Quân (36 tuổi, cùng ngụ huyện Lâm Hà) do liên quan vụ cưa hạ rừng tại tiểu khu 286A thuộc địa giới hành chính xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà. Tại hiện trường, có 11 cây chò lông bị cưa hạ, dấu vết cưa máy, lâm sản thiệt hại khoảng 18m³ gỗ, diện tích rừng bị các đối tượng trên tác động khoảng 508m².

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.