Lâm Đồng: Bắt giam nghi can đánh người tố cáo phá rừng ở Bảo Lâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công an H.Bảo Lâm thực hiện quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đức Dạo (49 tuổi). Dạo đánh ông Lê Văn Ba, người tố giác vụ phá rừng tại TK 438A.
Ngày 11-1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an H.Bảo Lâm (Lâm Đồng) thực hiện quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đức Dạo (49 tuổi, ngụ xã Lộc Phú, Bảo Lâm), để điều tra, làm rõ hành vi “cố ý gây thương tích”.
Dạo đánh ông Lê Văn Ba (52 tuổi, ngụ xã Lộc Phú, người tố giác vụ phá rừng tại TK 438A).

Thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Đức Dạo. Ảnh: Công an cung cấp
Thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Đức Dạo. Ảnh: Công an cung cấp
Cụ thể, vào ngày 8.7.2022, khi phát hiện nhiều cây thông tại khoảnh 6, TK 438A bị đốn hạ, ông Ba trình báo UBND xã Lộc Phú và Hạt Kiểm lâm H.Bảo Lâm. Sau đó, ông Ba tới hiện trường quay phim, chụp hình những cây thông bị đốn hạ làm bằng chứng thì bị Nguyễn Đức Dạo, Nguyễn Văn Dũng (69 tuổi, bố Dạo) và Nguyễn Chung Đức (26 tuổi, con trai Dạo) hành hung, khiến ông Ba bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Kết quả giám định thương tích lần 2 của Viện Pháp y Quốc gia (Phân viện Pháp y TP.HCM), tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông Lê Văn Ba là 12%. Căn cứ kết quả này, ngày 5.1.2023, Công an H.Bảo Lâm đã ra quyết định khởi tố vụ án.
Nguyễn Chung Đức đã bị Công an H.Bảo Lâm khởi tố bắt tạm giam để điều tra về hành vi “cố ý gây thương tích” ở một vụ án khác. Lúc gây án, Đức là công an viên xã Lộc Phú.
Theo Lâm Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.