Ly cà phê đắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cữ cà phê sáng, tôi hiếm khi ngồi một mình. Đầu ngày luôn là thời điểm lý thú để tán gẫu với bạn bè về mọi chuyện trên đời, chuyện xưa, chuyện nay và chuyện mới xảy ra, tất nhiên là tại cái bàn quen của một quán quen. Dạo này, điểm tin lây nhiễm Covid-19 là một phần câu chuyện của chúng tôi.
Hôm trước, tuân thủ 5K, tôi uống cà phê một mình ở sân vườn nhà, ngấu nghiến những thông tin với hơn 8.000 ca nhiễm mới trong phạm vi cả nước, riêng TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng một nửa. Ly cà phê bỗng đắng ngắt hơn mọi khi. Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chốn có quá nhiều kỷ niệm để nhớ đối với tôi. Suốt thời niên thiếu, tôi có cả chục năm ở miệt Phú Nhuận, trở thành cư dân Pleiku một thời gian ngắn rồi trở lại theo học đại học đến 7 năm. Gần 20 năm gắn bó với nơi này đủ để mảnh đất này trở thành một nơi chốn đầy hoài niệm trong đời.
Nhớ những chiều cuối tuần ngồi đồng ở cafetera Rex hay La Pagode ngắm phố nhộn nhịp, nhớ chè đậu đỏ bánh lọc, bò bía, gỏi đu đủ góc đường Bà Huyện Thanh Quan, nhớ những tối bù khú với 3 thằng bạn thân cùng lẩu thập cẩm Ngã Bảy… Nhớ những chuyến xe buýt Bến Thành-Đại học Nông Lâm đưa tôi vào ra thành phố và những tháng ngày “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba… dân ký túc xá” ở Thủ Đức. Thuở còn trẻ, tôi thuộc tuýp người năng động, tiếp cận nhiều tầng lớp xã hội, cứ thế mà nhận ra tính cách người Sài Gòn. Thân thiện, đơn giản, sẵn lòng giúp người, sống thực tế. Tôi yêu TP. Hồ Chí Minh phần lớn cũng từ đây.
Ảnh: Thái Bình
Tuân thủ 5K, người dân Pleiku uống cà phê tại nhà. Ảnh: Thái Bình
Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ là nơi con và các cháu tôi đang sinh sống. Rất ngậm ngùi và thương người nơi đây đang gánh chịu những khó khăn do đại dịch. Tôi không hề tìm cho mình một tâm lý được trấn an từ sự so sánh tốc độ lây lan, con số tử vong, tình trạng bất ổn với một quốc gia nào đó trên thế giới. Bất kỳ ca lây nhiễm nào tăng thêm trên mọi miền Tổ quốc đều làm lòng tôi lắng lại, nhưng với TP. Hồ Chí Minh vẫn có chút gì đó trầm hơn trong cảm xúc. Tính cách người Sài Gòn vốn có khiến phần đông trong họ chịu đựng, chia sẻ và tuân thủ các giải pháp một cách tuyệt vời. Những điều chỉnh hợp lý hơn về biện pháp phòng-chống dịch của TP. Hồ Chí Minh mang hy vọng nhiều cho tình hình dịch bệnh ở đó, tôi cầu mong như vậy.
Gia Lai của tôi tuy vẫn không thể lơ là 5K, vẫn đang thực hiện hàng loạt quy định cần thiết. Tôi không còn “liều lĩnh” chạy đến không gian quen thuộc để nhâm nhi ly cà phê như tháng trước. Tôi chẳng bảo rằng Pleiku may mắn hơn những nơi khác khi so sánh các con số dịch bệnh, đặc biệt là với TP. Hồ Chí Minh, nhưng điều chắc chắn không thể phủ nhận là Gia Lai đang thực hiện có hiệu quả các biện pháp cần thiết, kịp thời và chặt chẽ mà không ảnh hưởng quá lớn đến đời sống của đại đa số cư dân.
Mong cho TP. Hồ Chí Minh cũng như cả nước vững vàng vượt qua đại dịch này!
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.