Ly cà phê đắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cữ cà phê sáng, tôi hiếm khi ngồi một mình. Đầu ngày luôn là thời điểm lý thú để tán gẫu với bạn bè về mọi chuyện trên đời, chuyện xưa, chuyện nay và chuyện mới xảy ra, tất nhiên là tại cái bàn quen của một quán quen. Dạo này, điểm tin lây nhiễm Covid-19 là một phần câu chuyện của chúng tôi.
Hôm trước, tuân thủ 5K, tôi uống cà phê một mình ở sân vườn nhà, ngấu nghiến những thông tin với hơn 8.000 ca nhiễm mới trong phạm vi cả nước, riêng TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng một nửa. Ly cà phê bỗng đắng ngắt hơn mọi khi. Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chốn có quá nhiều kỷ niệm để nhớ đối với tôi. Suốt thời niên thiếu, tôi có cả chục năm ở miệt Phú Nhuận, trở thành cư dân Pleiku một thời gian ngắn rồi trở lại theo học đại học đến 7 năm. Gần 20 năm gắn bó với nơi này đủ để mảnh đất này trở thành một nơi chốn đầy hoài niệm trong đời.
Nhớ những chiều cuối tuần ngồi đồng ở cafetera Rex hay La Pagode ngắm phố nhộn nhịp, nhớ chè đậu đỏ bánh lọc, bò bía, gỏi đu đủ góc đường Bà Huyện Thanh Quan, nhớ những tối bù khú với 3 thằng bạn thân cùng lẩu thập cẩm Ngã Bảy… Nhớ những chuyến xe buýt Bến Thành-Đại học Nông Lâm đưa tôi vào ra thành phố và những tháng ngày “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba… dân ký túc xá” ở Thủ Đức. Thuở còn trẻ, tôi thuộc tuýp người năng động, tiếp cận nhiều tầng lớp xã hội, cứ thế mà nhận ra tính cách người Sài Gòn. Thân thiện, đơn giản, sẵn lòng giúp người, sống thực tế. Tôi yêu TP. Hồ Chí Minh phần lớn cũng từ đây.
Ảnh: Thái Bình
Tuân thủ 5K, người dân Pleiku uống cà phê tại nhà. Ảnh: Thái Bình
Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ là nơi con và các cháu tôi đang sinh sống. Rất ngậm ngùi và thương người nơi đây đang gánh chịu những khó khăn do đại dịch. Tôi không hề tìm cho mình một tâm lý được trấn an từ sự so sánh tốc độ lây lan, con số tử vong, tình trạng bất ổn với một quốc gia nào đó trên thế giới. Bất kỳ ca lây nhiễm nào tăng thêm trên mọi miền Tổ quốc đều làm lòng tôi lắng lại, nhưng với TP. Hồ Chí Minh vẫn có chút gì đó trầm hơn trong cảm xúc. Tính cách người Sài Gòn vốn có khiến phần đông trong họ chịu đựng, chia sẻ và tuân thủ các giải pháp một cách tuyệt vời. Những điều chỉnh hợp lý hơn về biện pháp phòng-chống dịch của TP. Hồ Chí Minh mang hy vọng nhiều cho tình hình dịch bệnh ở đó, tôi cầu mong như vậy.
Gia Lai của tôi tuy vẫn không thể lơ là 5K, vẫn đang thực hiện hàng loạt quy định cần thiết. Tôi không còn “liều lĩnh” chạy đến không gian quen thuộc để nhâm nhi ly cà phê như tháng trước. Tôi chẳng bảo rằng Pleiku may mắn hơn những nơi khác khi so sánh các con số dịch bệnh, đặc biệt là với TP. Hồ Chí Minh, nhưng điều chắc chắn không thể phủ nhận là Gia Lai đang thực hiện có hiệu quả các biện pháp cần thiết, kịp thời và chặt chẽ mà không ảnh hưởng quá lớn đến đời sống của đại đa số cư dân.
Mong cho TP. Hồ Chí Minh cũng như cả nước vững vàng vượt qua đại dịch này!
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.