Ăn uống ở nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã gọi là phố thì không thể thiếu nhà hàng, quán nhậu, hàng ăn, hàng quà rong và quán giải khát. Dân phố thì không thể không ăn uống ngoài đường phố bởi sự tiện lợi cũng như có nhiều sự lựa chọn cho cả khẩu vị và phong cách phục vụ.
Để phòng-chống đại dịch Covid-19, giải pháp ăn uống ở nhà được phần nhiều cư dân Pleiku chọn lựa. Lớp phụ nữ lớn tuổi đồng thuận cao nhất vì việc nấu nướng, ăn uống ở nhà vốn đã thành nếp. Có lý do bởi lối sống người nhà quê đã thành máu thịt. Họ tin vào cách chế biến hợp khẩu vị thành viên trong gia đình, mang đậm dấu ấn ẩm thực vùng miền. Đức tính cần cù, tiết kiệm, nhẫn nại và hy sinh giúp họ tìm thấy niềm vui trong công việc nội trợ. Và đó cũng là cách dạy con cháu biết nội trợ, góp phần giữ phẩm hạnh người phụ nữ theo quan niệm truyền thống.
Với lớp người trẻ, nấu ăn ở nhà là dịp thể hiện cái sự đảm của mình. Bữa sáng cho cả gia đình còn kịp thời gian đi làm, chả lẽ điệp khúc mì gói, phở gói gọi là đổi món. Thế nên anh chồng từ bỏ thói quen ngủ nướng, dậy sớm lau bàn ghế, rửa bộ ấm chén, pha tách cà phê; vợ bước chân khỏi giường là vào bếp. Con nhỏ chưa tỉnh ngủ hẳn mà đã buột miệng khen mẹ nấu món gì mà thơm quá, cà phê bố pha thơm quá! Bố mẹ nhìn nhau cười. Bữa sáng ngon miệng, cả nhà vui, tấm tắc khen nhau.
Vợ chồng cùng vào bếp, con nhỏ xúm xít vây quanh. Tiếng vợ: “Chồng nhặt, rửa hộ em mớ rau”. Tiếng chồng: “Vợ lấy hộ anh chiếc rổ”. Cùng mắng yêu con: “Quẩn chân bố mẹ lắm, rủ nhau ra chỗ khác mà chơi”. Gian bếp ấm rộn. 
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Thường ngày, những gia đình trẻ mấy khi bếp đỏ lửa ngày ba lượt, vợ chồng cùng vào bếp. Giờ thì khác, đích thân ra chợ chọn thức món, gia giảm gia vị chắc hẳn là ngon, đến mức tinh tế. Quây quần bên mâm cơm cùng nấu, mọi sự nhọc nhằn tan biến, làm gì có chuyện “mặt nặng mày nhẹ” với nhau.
Ngày cuối tuần, lục tìm mới biết nhà còn thức uống sắp hết hạn sử dụng. Cùng bàn nhau “chống lãng phí”. Nhất trí cao! Chồng bảo vợ mua món nọ, món kia; vợ nhờ chồng nhóm hộ lò than. Rồi trước sân, khói bếp lò than thơm lừng thức nướng. Dưới bếp, mùi thức ăn nồng dậy đưa hương. Con nhỏ lăng xăng phụ bếp, chạy lui chạy tới khắp nhà. Quanh chiếc bàn ăn, chạm cốc mời nhau, con trẻ cùng hô một-hai-ba-dzô… dzô! Chưa uống đã say!
Kéo dài cuộc vui, chuyển sang tăng hai. Chợt nhớ cây guitar. Chồng so dây, thử phím. Ngón đàn thời sinh viên từng thổn thức bao trái tim con gái bị thời gian lãng quên giờ trở lại “dìu” giọng ca dĩ vãng. Cùng say sưa những ca khúc thời sinh viên. Nhớ ơi là nhớ! Thời gian chẳng vô tình, ủ mình làm nên kỷ niệm! Con trẻ vỗ tay theo nhịp đàn bập bùng, mắt nhánh đen long lanh. Vợ tóc huyền, mắt ướt duyên sao là duyên như thuở niềm hạnh phúc ngập tràn!
Thường ngày, bạn bè gặp nhau lần nào cũng… rượu. Cuộc nhậu dù ở nhà hay hàng quán, đông đảo mới vui. Đã vui thì mấy khi kết thúc sớm. Ngày hôm sau mệt nhoài. Giờ thì khác, bạn đến chơi nhà, láng giềng sớm cuối tuần thư giãn mời nhau ly cà phê, bình trà khô nóng giòn, ấm trà xanh vừa ủ nóng ấm. Quây quần bên nhau thân tình, ấm áp.
Ăn uống ở nhà đã ngon, vui, vệ sinh lại rẻ. Và, biết đâu hành vi được lặp lại thành thói quen, với người có tính lãng mạn thì nâng tầm nghệ thuật ẩm thực, trọn vẹn làm sao!
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.