Ngành Y tế Gia Lai chăm lo sức khỏe người dân trước dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát gây không ít khó khăn cho ngành Y tế Gia Lai. Với quyết tâm vượt mọi trở ngại, ngành Y tế tỉnh nhà đã nỗ lực triển khai quyết liệt các biện pháp phòng-chống dịch với phương châm “Bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết”.
Theo đó, công tác y tế năm 2021 cơ bản đã đạt yêu cầu và kế hoạch tỉnh giao. Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố, trong đó, tuyến tỉnh có 6 bệnh viện, 2 chi cục, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm Giám định y khoa, Trung tâm Pháp y. Tuyến huyện có 17 Trung tâm Y tế và 220 Trạm Y tế xã, phường. Ngoài ra, tỉnh cũng đã thành lập thêm 4 bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19. 
Trong năm, ngành Y tế Gia Lai đã khẩn trương triển khai công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19. Theo thống kê, toàn tỉnh đã tiêm cho 520.451 người (tỷ lệ 81,87% theo tổng số liều được phân bổ). Số liều vắc xin được phân bổ đến nay đáp ứng 46% nhu cầu của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh đã thiết lập 12 bệnh viện điều trị Covid-19 và Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 vùng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Cùng với đó, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác y tế trong phòng-chống dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch tại tỉnh. Công tác hậu cần chống dịch luôn được tăng cường và sử dụng kịp thời đúng mục đích; đảm bảo oxy y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 với kinh phí đầu tư cho toàn tỉnh là 17,7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.
Người dân thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt trước khi vào khám-chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Ngọc Thu
Người dân thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt trước khi vào khám-chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Ngọc Thu
Cùng với đó, Sở Y tế đã xây dựng Đề án “Tăng cường năng lực Trung tâm Cấp cứu, hồi sức tích cực vùng Gia Lai-Kon Tum điều trị người bệnh Covid-19 nặng” với quy mô 100 giường bệnh và được chia làm 2 giai đoạn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, công tác truyền thông được Sở Y tế thường xuyên cập nhật và dự báo tình hình dịch bệnh, khuyến cáo phòng-chống dịch bệnh thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Việc triển khai phần mềm khai báo sức khỏe toàn dân và người nhập cảnh; viết tin, bài, hình ảnh tuyên truyền trên website của Sở; cấp, phát tài liệu tuyên truyền… cũng được tiến hành thường xuyên, kịp thời.
Trong năm, ngành Y tế cũng đã triển khai tiêm vắc xin bạch hầu trên toàn tỉnh đạt tỷ lệ mũi 1 trên 86,3%, mũi 2 gần 57,5%; đồng thời, thực hiện tốt chương trình mục tiêu y tế-dân số. Trong đó có phòng-chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến như: lao, phong, sốt rét, sốt xuất huyết… Các ca mắc bệnh đều giảm nhiều so với năm 2020. Công tác khám-chữa bệnh được thực hiện nghiêm túc. 
Thời gian tới, ngành Y tế Gia Lai đẩy mạnh công tác phòng-chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng-chống dịch Covid-19, bạch hầu, sốt rét, sốt xuất huyết. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác khám-chữa bệnh, cấp cứu; đẩy mạnh công tác kết hợp quân-dân y, quan tâm chăm sóc sức khỏe người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh. Triển khai chương trình “Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn”; đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong công tác phòng-chống dịch.
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, ngành Y tế Gia Lai đã kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành trung ương quan tâm bổ sung vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn chế, ngành cũng đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ các trang-thiết bị kỹ thuật cao như: hệ thống ECMO, hệ thống oxy dòng cao HFNC, máy lọc máu liên tục… nhằm phục vụ tốt nhất công tác khám-chữa bệnh, đặc biệt là điều trị bệnh nhân Covid-19. Cùng với đó, quan tâm ưu tiên cấp sớm và đủ vắc xin để tỉnh đảm bảo triển khai theo đúng kế hoạch, tạo miễn dịch cộng đồng, sớm đẩy lùi dịch Covid-19.
NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Trước thông tin được chia sẻ trong cộng đồng: người 'thịt thơm', người có nhóm máu O dễ hút muỗi, bị muỗi đốt nhiều hơn, do đó, nguy cơ mắc bệnh do muỗi truyền cũng cao hơn, chuyên gia của Viện Sốt rét, ký sinh trùng T.Ư đã giải thích nguyên nhân khiến một số người 'hấp dẫn' hơn với muỗi.
Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.