Quê hương ơi nhớ lắm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong những ngày Melbourne bị phong tỏa cấp độ 4, người dân chỉ được một giờ tập thể dục ngoài trời, tôi thường đi bộ đến công viên gần nhà. Nước Úc đang vào mùa xuân nên khung cảnh nơi đây thanh bình và đẹp như tranh…

Nhìn phong cảnh giống như vùng quê, lòng tôi an bình, lâng lâng khó tả - Ảnh: Trang Nguyễn
Nhìn phong cảnh giống như vùng quê, lòng tôi an bình, lâng lâng khó tả - Ảnh: Trang Nguyễn


Quyện lẫn vào những rặng cây xanh ngắt là thảm cỏ bông lau trắng ngà đẹp hoang dại, dòng sông, hồ nước, đàn chim nuớc, chim bói cá, và những con cò dịệc. Nhìn phong cảnh giống như vùng quê, lòng tôi an bình, lâng lâng khó tả và chạnh lòng nhớ tới làng quê Bình Thái, Ninh Hòa.

Tôi ngất ngây vui sướng khi bất chợt đi ngang qua đám cỏ tranh. Đã lâu lắm rồi tôi mới thấy cỏ tranh. Màu vàng úa của cỏ làm tôi bàng hoàng nhớ đến đám cỏ tranh khu vườn nhà nội năm nào. Thế nên, tôi như cảm thấy mình đang sống giữa khung trời Ninh Hòa vào thời thơ ấu dù là đang trên đất Úc. Hạnh phúc, đôi khi đơn giản chỉ là sự bất chợt bắt gặp một cành cây, cọng lá thân thương của quê nhà.

Ngang qua một đám me đất hoa vàng ven bờ sông, tôi sợ như mắt mình nhìn lầm, phải lần tới ngắm nhìn từng chiếc lá và những bông hoa. Me đất mọc dại hàng đám, và có lẽ đất Úc màu mỡ, những chiếc lá của chúng to gấp vài lần so với đám me đất mọc dưới những bụi cây vườn nhà năm nào. Tôi vui mừng la lên khi thấy cây rau nút áo. Mân mê những chiếc lá xanh xanh, lòng nhớ đến ngày nào tôi hay theo những đứa trẻ trong làng đi hái ớt, hái rau xanh dọc theo hàng tre bên nhà. Lúc đó vừa từ thành phố về quê nên tôi mê đi theo đám trẻ nhà quê bưng rổ đi lang thang, giành lộn nhau hái ớt hay hái rau dại, những chùm dây bát, dây chùm bao trong lùm cây, về nấu canh. Có lẽ không ai hiểu tại sao tôi lại trân trọng những rau dại như thế, trong khi bây giờ hầu như ít người ở nông thôn Việt Nam còn nghĩ đến chuyện hái rau dại để ăn nữa. Và có lẽ, khi nào còn nhìn thấy những cây rau nút áo trên đất Úc, là tôi sẽ không nguôi nỗi nhớ quê hương.

 

Màu vàng úa của cỏ làm tôi bàng hoàng nhớ đến đám cỏ tranh khu vườn nhà nội năm nào... - Ảnh: Trang Nguyễn
Màu vàng úa của cỏ làm tôi bàng hoàng nhớ đến đám cỏ tranh khu vườn nhà nội năm nào... - Ảnh: Trang Nguyễn


Nhìn những con vịt bơi lội trên dòng sông, tôi miên man nhớ về dòng sông Lốt nằm giữa hai rặng tre xanh và những cây sung oằn trên mặt nước. Nhớ đến nụ cười giòn của má khi nói mười con vịt con tôi nuôi hồi đó giống cô chủ (thích ăn chua) vì chúng thường hay rúc rỉa những trái xoài rụng trong vườn. Nhớ đến những ngày trời mưa tầm tã, má và tôi thường đội áo tơi đi “thăm nước sông” mấy lần trong ngày, ngắm nhìn nước sông đang từ từ dâng lên, bọt bèo đục ngầu, củi rác lềnh bềnh và những chiếc ghe chất đầy bắp hoặc củi xuôi dòng từ những vùng rẫy rừng trên miệt Đá Bàn đi ngang.

Tôi ngỡ ngàng khi thấy quanh tôi biết bao là chim cu và chim cuốc. Một cảm giác khó tả khi bất chợt nghe tiếng chim cuốc kêu và tiếng cu gáy, tôi bất chợt nhớ tới tiếng chim cuốc kêu gọi bạn tại quê nhà trước đây. Lần cuối về thăm nhà, tôi không còn nghe tiếng chim cuốc kêu hay cu gáy như những năm tháng xa xưa. Không biết có phải nhiều quán đặc sản ngày càng nhiều ở khắp nơi không mà các loại chim đã thưa dần và vắng bặt tiếng chim cu, chim cuốc. Thế nên không sao diễn tả được cảm giác hạnh phúc khi bất chợt được nghe tiếng cuốc kêu, cu gáy, để mà mênh mang nhớ về quê nhà năm tháng cũ.

Thế mới biết, quê nhà luôn đọng trong tâm trí tôi. Cho dù không gian thay đổi, hoàn cảnh thay đổi, nhưng tâm hồn tôi không thay đổi. Không có gì vui bằng khi gặp lại từng con vịt, chim cu, chim cuốc, từng cọng rau dại, từng nhánh cây, từng ngọn cỏ quen thuộc, để hồi tưởng lại những ngày đã qua, để khao khát, để thấy thèm được sống tại quê nhà, để đau đáu thấy rằng mình yêu thương cuôc sống làng quê như thế nào. Thế mà sao tôi không nhận biết được điều này trước đây! Những ký ức về những ngày tháng sống ở làng quê sáng dìu dịu, nó có thể bị quên lãng giữa cuộc đời muôn trùng công việc và ánh hào quang của thành phố nhộn nhịp, nhưng nó vẫn luôn quay về nguyên vẹn khi bất chợt gặp hình ảnh thân thương cũ.

Chuông điện thoại vang lên báo hiệu đã nửa tiếng đồng hồ tôi ra khỏi nhà... Để khỏi vi phạm một giờ đồng hồ tập thể dục do chính phủ quy định, tôi vội vã quay về, không quên hái những chiếc lá nút áo và những nắm me đất về để nấu.

Hít một hơi dài khi bưng tô canh có mùi thơm và vị đắng của rau nút áo, bao trùm đầy đủ hương vị của đất trời Bình Thái - Ninh Hòa quê tôi, tim tôi đập mạnh. Hạnh phúc! Những hương vị đồng quê này đã khắc sâu vào tấm lòng xa xứ, nỗi mong nhớ về quê hương. Tôi ngẩn ngơ lịm người, nhớ quay quắt đến vùng trời tôi đã sống.


 

 



Theo TRANG NGUYỄN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.