Bé trai 1 tuổi tím tái, ngừng thở vì ngộ độc thuốc phiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh nhi được chuyển đến BV cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái toàn thân, suy hô hấp, suy tuần hoàn, hết sức nguy kịch.
Bệnh nhi là bé Vàng Thành T., 12 tháng tuổi, dân tộc H’Mông được chuyển đến BV đa khoa Sa Pa, Lào Cai cấp cứu chiều 16/7 vừa qua trong tình trạng hết sức nguy kịch do ngộ độc thuốc phiện.
Thời điểm nhập viện, bé hôn mê sâu, toàn thân tím tái, suy hô hấp, suy tuần hoàn, liên tục có cơn ngừng thở. Khám lâm sàng phát hiện bé bị tiêu chảy cấp.
Khi đến BV, người thân của bệnh nhi không biết nói tiếng Kinh, do đó khoa Cấp cứu của BV phải nhờ bác sĩ Chang Thị Thúy Lan khám và khai thác bệnh sử bằng tiếng địa phương.
Được biết, bé T. bị tiêu chảy trước đó 1 ngày, trưa 16/7, bé được bà nội đưa đến ông lang trong bản khám, đặt thuốc phiện vào hậu môn. 15 phút sau, bé bắt đầu lả đi, tím tái khắp người, cấu véo không biết gì nên bà nội gọi cả nhà đưa bé đến BV. 
Bệnh nhi may mắn được cấp cứu kịp thời nên hiện đã qua cơn nguy kịch 
Các bác sĩ xác định, nguyên nhân khiến bệnh nhi tím tái, ngừng thở do các thành phần trong thuốc phiện gây ức chế trung tâm điều khiển hô hấp. Nhờ sự hỗ trợ của BS Đỗ Hoàng Hải, khoa Nhi, BV Bạch Mai đang có mặt tại BV, bệnh nhi phải đặt nội khí quản và dùng thuốc kháng để “giải” ngộ độc thuốc phiện. Sau 3 ngày điều trị, hiện bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch.
Lãnh đạo BV cho biết, hiện nhiều gia đình, nhất là đồng bào ở các vùng nông thôn và miền núi vẫn còn lưu truyền tập quán dùng thuốc phiện để chữa một số bệnh phổ biến như đau bụng, tiêu chảy.
Sự thiếu hiểu biết đầy đủ về vị thuốc này đã dẫn đến những tác hại rất nguy hiểm cho người bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ. Thậm chí có những bệnh nhi phải vào viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc phiện qua… sữa mẹ. 
Riêng với tiêu chảy, việc dùng sái thuốc phiện, thuốc phiện để điều trị là chống chỉ định với cả trẻ em và người lớn. Vì thuốc phiện làm giảm nhu động ruột, khiến tình trạng đi ngoài đỡ hơn nhưng việc cầm đi ngoài này rất nguy hiểm do các tác nhân gây tiêu chảy như virus, vi khuẩn không được đào thải ra ngoài mà tồn đọng trong đường ruột, gây tình trạng tiêu chảy kéo dài, thậm chí bị viêm ruột, gây biến chứng nguy hiểm.
Ngay cả trong điều trị tiêu chảy bằng thuốc tây y, các bậc phụ huynh cũng nên cẩn trọng không tùy ý sử dụng thuốc vì một số loại thuốc có nguồn gốc thuốc phiện. Nếu trẻ nhỏ bị tiêu chảy đi ngoài hơn 6 lần/ngày thì gia đình phải đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị.
Thúy Hạnh (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Trước thông tin được chia sẻ trong cộng đồng: người 'thịt thơm', người có nhóm máu O dễ hút muỗi, bị muỗi đốt nhiều hơn, do đó, nguy cơ mắc bệnh do muỗi truyền cũng cao hơn, chuyên gia của Viện Sốt rét, ký sinh trùng T.Ư đã giải thích nguyên nhân khiến một số người 'hấp dẫn' hơn với muỗi.
Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.