Ăn côn trùng có thể giúp chống ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ăn kiến, châu chấu và tằm có thể giúp chống lại ung thư. Những thử nghiệm cho thấy các loại côn trùng này rất giàu chất chống ô xy hóa. Thậm chí, một số loài còn cao gấp 5 lần nước cam.
 
Một số loại côn trùng rất giàu chất chống ô xy hóa có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học tại Đại học Rome (Ý) đã sử dụng nhiều loài côn trùng khác nhau trong thí nghiệm như kiến, châu chấu, dế, tằm, ve sầu, sâu bướm và nhện, theo Daily Mail.
Họ bỏ cánh, vòi hút của côn trùng và chỉ giữ lại những bộ phận có thể hòa tan được. Nhóm nghiên cứu muốn tạo ra thức uống thay vì thức ăn. Lũ côn trùng sau đó được chế biến thành dạng bột.
Các thử nghiệm cho thấy ve sầu, tằm và sâu bướm châu Phi có hàm lượng các chất chống ô xy hóa cao gấp đôi so với dầu ô liu. Trong khi đó, dế, châu chấu và tằm có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao gấp 5 lần nước cam.
“Những loại côn trùng có thể ăn được là nguồn cung cấp protein, a xít béo không bão hòa đa, khoáng chất, vitamin và chất xơ tuyệt vời”, giáo sư Mauro Serafini, một trong những tác giả nghiên cứu, tiết lộ.
Trong tương lai, con người có thể điều chỉnh chế độ ăn hiện tại theo hướng tiêu thụ nhiều côn trùng hơn để tăng cường các chất chống ô xy hóa cho cơ thể. Ngoài ra, nuôi côn trùng cũng ít thải khí carbon ra môi trường hơn các loài gia súc, giáo sư Serafini nói thêm.
Giải thích lý do vì sao ăn côn trùng có thể giúp chống ung thư, các nhà khoa học cho biết mọi chuyện bắt đầu từ các gốc tự do.
Các gốc tự do xuất hiện một cách tự nhiên trong cơ thể người. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện quá nhiều có thể làm hỏng ADN, protein, các bộ phận của tế bào và gây bệnh. Bệnh điển hình nhất là ung thư. Tổn thương ADN có thể gây ung thư bằng cách khiến tế bào phát triển không kiểm soát và hình thành khối u, theo Daily Mail.
Bức xạ và độc tố từ môi trường cũng làm tăng số lượng các gốc tự do trong cơ thể. Nhưng các chất chống ô xy hóa có thể làm giảm các gốc tự do. Chất chống ô xy hóa có nhiều trong trái cây, rau quả và giờ là cả côn trùng.
Về nguyên nhân vì sao côn trùng chứa nhiều chất chống ô xy hóa, giáo sư Serafini tin rằng nồng độ các chất chống ô xy hóa trong cơ thể người ăn chay thường cao hơn nhiều người bình thường.
Với côn trùng, việc ăn thực vật có thể chính là nguyên nhân giúp chúng có nhiều chất chống ô xy hóa. Chẳng hạn, trong thí nghiệm, châu chấu và tằm là 2 loại côn trùng có nhiều chất chống ô xy hóa nhất vì chúng chỉ ăn thuần thực vật. Trong khi đó, kiến và nhện Tarantula có thể ăn cả những động vật khác lại chứa ít chất chống ô xy hóa nhất, theo Daily Mail.
Ngọc Quý (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.