Thơm hương nắng mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giờ đang là mùa mưa. Trên xứ sở này, đã mưa là mưa liên tiếp, mưa trôi đi tháng ngày, cứ triền miên xối xả như thể đó là việc phải làm. 
Tôi thích thả mình trong tiếng mưa rả rích khi nằm trong chăn ấm thơm thơm. Chợt nhận ra cái mùi thơm của nắng đã ủ trong chăn tự lúc nào, chắc chắn đó là mùi của nắng mới chứ không phải mùi hương nhân tạo của nước xả vải. Với mùi nắng, tôi có thể đắm chìm vào đêm mà không mộng mị.
Những chiếc chăn của mẹ đều là chăn bông cũ, bên trong có một ruột bông đã ngả màu ngà. Mẹ nói, ở đây chẳng có ai làm nghề bật bông như ở quê để những chiếc ruột chăn của mẹ có thể xù ấm lên được. Chúng được may chần bằng vải màn mỏng mà bền chắc, nếu không vì lý do nào đặc biệt thì hầu như chả giặt bao giờ vì chỉ cần nhúng nước, cái ruột chăn sẽ nặng đến mức không nhấc lên nổi. Nhưng chiếc chăn luôn sạch sẽ, thơm tho bởi vỏ chăn thường được mẹ và bà thay ra để giặt giũ đều đặn. Trước mỗi mùa mưa, bao giờ mẹ cũng chọn con nắng to nhất để tổng giặt giũ giường chiếu.
Mẹ rất thích đồ đạc thơm nắng nên chọn chỗ phơi đồ là khoảng sân sạch sẽ. Đã vậy, mẹ còn hay canh trở, cứ phải đổi chỗ từ trong ra ngoài để tránh bóng nắng, lật bên này trở bên kia cho khô đều.
Đến tầm ba giờ chiều, khi nắng nóng nhất thì mẹ rút đồ vào. Mẹ bảo phơi đủ nắng cho đồ khô và thơm thôi, nếu phơi thêm nữa thì khô cong quá, giòn đồ, nhanh rách nhanh hư mà ủi đồ cũng lâu phẳng.
Chỉ cần nhìn quần áo lúc rút từ dây phơi vào nhà là biết hôm ấy ai phơi đồ. Bởi đồ mẹ phơi hôm nào cũng thơm nắng, phẳng phiu mà sờ vẫn mềm mại. Đám con mà phơi đồ thể nào cũng chỉ vắt lên dây phơi là xong chuyện, rồi để mặc áo quần giữa trời nắng như rang cho đồ khô cong cả lên mà chả thèm để ý, đến lúc xếp đồ thể nào cũng thấy nắng muốn giòn cả áo quần, chăn ga.
 Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Những ngày mưa, mưa triền miên băng qua ngày tháng, vườn rau xanh non trong mưa dầm dề, những mụt măng, những ụ nấm mối cứ thế vươn lên. Chỉ có những dây phơi là ủ rũ vì nhớ nắng, nhớ mùi thơm của nắng ấm áp đến tràn trề trong gió sớm. Mấy bộ đồ phơi xong rút vào cứ ẩm ẩm tay, lại phải đem ủi qua nhưng vẫn chẳng thể dậy lên mùi thơm quen thuộc.
Mẹ hiu hắt nhìn mưa mà nhớ nắng, chỉ cần thấy vài giọt vàng óng mới rớt trên sân là lại vội vàng vào nhà lấy hết đồ ra phơi. Nắng lâu hơn được một chút là mẹ giũ lại giường chiếu, đem chăn ra phơi cho thơm rồi tranh thủ gội đầu và hong tóc.
Niềm vui của mẹ trong những ngày mưa dường như thu hẹp lại, chỉ cần có chút nắng là đã thấy rộn ràng. Để đến khi đêm về, trong rả rích mưa rơi, đám con cuộn mình trong chăn mà hít hà hoài cái mùi thơm thân thuộc của cả ấu thơ. Đó là mùi thơm mà mẹ vẫn cố giữ gìn, như giữ gìn nếp nhà mình vậy!
KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.