Pleiku-Một thời thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Pleiku những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước vẫn còn nguyên sơ, nhỏ bé và đìu hiu lắm. Trước đó, dù đã được đọc thơ Vũ Hữu Định và nghe nhạc Phạm Duy về Phố núi, nhưng khi đặt chân đến nơi này, tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng. Pleiku quanh co dưới tàng cổ thụ như trong vườn mê cổ tích. Những cây long não vươn cành miên man trên phố. Đặc biệt là thông, thông vút cao sừng sững, mướt mát hong tóc dưới trời cao nguyên. 
Các con đường: Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi, Sư Vạn Hạnh... khiêm tốn nép mình dưới những hàng thông. Hoàng hôn, tàng lá thông như rực nắng phố phường. Hai bên đường, dưới những gốc thông đại thụ, cỏ lá tre chen chúc vươn mình làm nên những mảng xanh ấm áp, một chút hoang sơ của núi rừng. Phố trong rừng, rừng trong phố! Trên những thân cành cổ thụ của long não, của thông... mọc dày chi chít những loài phong lan li ti. Đầu mùa mưa, những nhành phong lan ấy trổ hoa khiến phố thêm mộng mơ, quyến rũ.
Mùa mưa, Pleiku ầng ậc nước. Những hàng thông âm ẩm gội tóc. Đi trên phố cứ cảm giác như đang lọt giữa khu rừng cổ tích. Thi thoảng gặp những người đi bắt ốc sên bên vệ cỏ về làm món nhậu và thức ăn cho heo. Pleiku mưa, cô quạnh và buồn!
Mùa khô, giáp Tết, những hàng thông như “xuống tóc”, sợi vàng vương khắp phố. Để rồi sang xuân, từ trên cao, đọt mầm cây “thắp nến” giữa cao xanh. Phố như thì thầm, như ướp trong những làn hương vô thức nao nao. Pleiku lạ lẫm từng khắc trong tâm thức một kẻ tha hương như tôi. Hồi ấy còn trẻ, là sinh viên mới ra trường đến với Tây Nguyên, tôi đã gặp ngay một Pleiku huyền ảo!
Ảnh minh họa (nguồn: INTERNET)
Ảnh minh họa (nguồn: INTERNET)
Một ngày cuối năm, đi chơi nhà bạn văn về, trong tâm thế một kẻ độc thân xa xứ, tôi dọc theo những con đường thông ấy. Thông như ngân nga nỗi cô quạnh hoang vu. Thông đốt lên những tia hoàng hôn phố núi. Rất nhanh, có một cái gì đó thăng hoa trong tôi về thông. Đó là khoảng trời lá thông. Một khoảng trời cao khiết trong veo! Huyền ảo và đầy mơ mộng!
Và, trong niềm xúc cảm, tôi đã viết những câu thơ như thế này: “Khoảng trời lá thông hương chín rụng như mơ/Tôi có tuổi hai mươi ở đó/Tôi có nắng có mưa, có những cơn lốc đỏ/Có mùa xuân im lặng kéo qua đời/Khoảng trời lá thông, bạn bè tôi cũng nghèo/Thương nhau tránh cái nhìn cùng quẫn/Thương nhau giữ tròn lẽ sống/Giữa trắng đen, hư thực, thăng trầm...”. 
Bây giờ, Pleiku đã to lớn và hiện đại. Đường đã được mở rộng khang trang. Thông đại thụ không còn trong phố mà chỉ có thể sống được ở các công viên, hoa viên, các thung lũng miệng núi lửa. Cái dáng dấp Phố núi cuốn hút mê hồn cũng không còn. Những cây thông non đâu đó đã mọc lên, nhưng chủ yếu là thông di thực, trồng nhanh. Những cây thông ấy được đào bọc gốc, phần lớn đã mất rễ cọc như cây chậu cảnh, lại trồng nông, hễ thân lớn một chút, sum suê một chút, gặp mưa gió là ngã xiêu.
Ước Pleiku trồng được những hàng thông thực sinh đúng nghĩa thông rừng. Ngoài thông có thể trồng thêm một số cây đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên như: kơ nia, pơ lang... Hy vọng tìm lại được những dấu ấn Phố núi cao nguyên, tìm lại được cảm giác thông một thuở!
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.