Qua sông nhớ một chuyến đò…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Con sông Ba dài rộng chảy qua huyện Krông Pa rồi xuôi dòng về Phú Yên nhập vào biển cả. Suốt một thời gian dài trước đây, con đường nhỏ hẹp nối liền các xã Nam sông Ba với thị trấn phải đi qua những con suối cạn lổn nhổn sỏi đá. Cộng với thời điểm cây cầu Bung đang trong giai đoạn sửa chữa do bị sập, bến đò Ia Rmok trở thành cách duy nhất để đến với các xã phía Nam sông. Chính vì vậy, khi nào bến đò cũng tấp nập người qua lại. Và những lần đi đò ấy đã để lại trong tôi những kỷ niệm khó quên về một thời gian khó.
 Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Đò là một con thuyền máy được những người dân địa phương hùn tiền mua chung, có sức chứa khoảng 6 chiếc xe và khoảng mươi người. Vào những ngày nước cạn, đò đóng bến ở mãi giữa sông. Chúng tôi phải vượt qua một bãi cát dài, lái xe ngoằn ngoèo trên bãi cát lún. Xe sau đi đè lên vết lằn của xe đi trước, 2 chân như 2 bánh chèo rà qua rà lại để xe khỏi ngã. Vượt được đoạn đường cát cả hơn trăm mét đó đã toát mồ hôi hột, đến sát mép nước thì người điều khiển xe phải tính làm sao cho xe leo lên chiếc cầu ván neo đò với độ dốc 45 độ, ga vừa, thắng khéo để xe “hạ cánh an toàn” trên sàn đò chỉ rộng đúng bằng chiều dài của một chiếc xe máy. Đối với những người đi đổi hàng thì khó khăn hơn, họ chở hàng lỉnh kỉnh trong 2 sọt bên hông xe, lúc lên đò thường khiến cả con đò chòng chành, nếu không cẩn thận dễ bị rơi xuống nước.
Vào mùa lũ, nước sông dâng lên nhanh chóng, chỉ trong vòng vài ngày mặt sông mênh mông rộng thêm hàng trăm mét, nước đục ngầu chảy xiết cuốn theo gỗ mục nhấp nhô. Người dân có thể không qua sông chứ giáo viên chúng tôi thì không thể không đến lớp vì 100% học sinh ở địa bàn bên kia sông vẫn đến trường. Chúng tôi lên đò, mặc thêm áo phao, lòng cầu trời khấn Phật cho chuyến đò cập bến an toàn. Lúc này, con đò như chiếc lá tre nhỏ nhoi, người lái đò phải thật vững tay lái mới có thể điều khiển con đò về đúng bến. Giáo viên vùng III chúng tôi chỉ giản dị trong bộ đồ quần tây áo sơ mi, chân đi dép nhựa vì phải lội sông. Sang đến trường lại xỏ vào đôi dép quai hậu để sẵn. Có lúc chúng tôi còn phải gửi lại một bộ áo quần ở khu tập thể phòng khi ngã do đường trơn thì có đồ mà thay. Kết quả những năm ròng rã đi đò là bàn chân ai cũng nứt nẻ, thường xuyên bị ngứa bắp chân vì lội nước bẩn mùa mưa. Có lần, một thầy giáo để xe lại bên bờ sông rồi đi dạy, mới từ sáng đến trưa mà nước sông lên nhanh quá, lút luôn chỗ để xe. Cảm giác thật bàng hoàng vì tiếc của khi tan trường ra bờ sông mà chỉ thấy một màu trắng của nước. Đợi cả tuần sau khi cơn lũ qua đi, thầy mới lò dò đi tìm xe. May quá, nó vẫn nằm mắc kẹt nơi bụi cây lấm lem bùn đất nhưng không thể nổ máy. Thầy lại phải dắt bộ ra tiệm sửa xe ngoài thị trấn trên con đường đặc quánh phù sa.
Cứ thế, cuộc đời đi dạy của chúng tôi gắn liền với những chuyến đò ngang cho đến ngày những người chủ đò cùng nhau làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, chấm dứt những chuyến đò ngang vất vả. Niềm vui lại nối tiếp khi giữa năm 2018, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, một cây cầu xi măng đã được khởi công xây dựng ngay chỗ bến đò xưa, giờ sắp sửa hoàn thành. Người ta đặt tên là “Cầu bến đò Ia Rmok”. Cái tên thân thương như muốn nhắc nhở mỗi người dân rằng nơi đây từng tồn tại một bến đò. Còn trong tôi vẫn thấp thoáng đâu đó hình bóng con đò qua lại nơi bến sông trên hành trình của người đi gieo chữ...
MAI HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.