Ký ức mùa tưới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày cuối năm, giữa bạt ngàn núi đồi, âm vang tiếng máy nổ xình xịch từ xa vọng về giữa tiết trời lành lạnh càng làm cho không khí thêm chộn rộn, khấp khởi. Một mùa tưới nữa lại về.
  Hoa cà phê. (Ảnh nguồn internet)
Hoa cà phê. (Ảnh nguồn internet)
Ngày còn bé, vào mùa tưới cà phê, mỗi tối tôi đều theo chân cha lên rẫy. Hồi ấy, tôi cứ háo hức xách đèn pin chạy trước để rọi đường. Nhưng dường như những mô đất đỏ bazan không mấy thiện cảm với bước chân sáo huỳnh hụych của một con bé nghịch ngợm như tôi. Hơn một lần, chúng cố tình giăng bẫy đánh uỵch tôi trượt xuống lòng hố ép xanh mà cha vừa tưới đẫm. Cả người tôi ướt nhẹp, lấm lem nào lá cà phê, nào rơm, nào đất đỏ… Những cơn gió đêm thừa cơ thổi thông thống lạnh lùng như không hề biết cảm thông. Vậy nhưng lúc ấy tôi vẫn cười vì sợ cha mắng rồi chạy lên chòi rẫy gần đó thay quần áo; miệng vẫn cố huýt sáo tiếng được tiếng mất vì hai hàm răng chỉ chực bầm bập va vào nhau trong cái lạnh tê tái. 
Thời điểm ấy, những búp hoa cà phê trắng mướt, nõn nà bắt đầu phơi mình giữa sương lạnh tựa hài nhi “chực sữa” từ đất mẹ để được thỏa sức vẫy vùng. Mạch nước nguồn ngọt lành, tinh khiết đã tiếp thêm nguồn sinh lực cho những nụ hoa còn e ấp thuận tình bung nở. Mùa trăng cuối của một năm, cả đất trời Tây Nguyên điểm xuyết bởi những điểm trắng, chấm trắng rồi cứ thế trắng xóa cả núi đồi. Không gian ngập tràn hương hoa ngọt lành hòa quyện với màu nắng vàng sóng sánh như mật ngọt khi mặt trời lên, xua tan vị rét buốt của hơi sương, thu hút lũ ong bướm tìm về tình tự giao duyên. Thời khắc ngắn ngủi ấy, cả đất trời, cỏ cây, chim muông như cùng giao hòa để đón mùa xuân về trên cao nguyên. 
Sương đêm phủ trắng trên từng phiến lá xanh… Tiếng máy nổ xình xịch đều đều, mùi dầu máy hòa lẫn trong gió vi vút trập trùng qua đồi qua núi, qua cả không gian lẫn thời gian… Từng chùm hoa trắng muốt, tinh khôi như lời ước hẹn của một mùa bội thu làm an lòng nhà nông… Dư vị ấy vẫn thoảng qua đâu đó trong từng ký ức, từng nhịp sống của hiện tại, để lại những xôn xao, rộn ràng xen lẫn những ngọt ngào thơ ấu trong tôi. 
Trúc Phùng

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.