Đình Mỹ Thạch: Nơi lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chúng tôi có dịp tham dự lễ Thu tế diễn ra tại đình Mỹ Thạch (thôn Mỹ Thạch 3, thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai) do các bô lão trong làng tổ chức. Lễ cúng thực hiện theo nghi thức truyền thống, cầu cho đời sống người dân ấm no, hạnh phúc, quốc thái dân an.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lương-Trưởng ban Quản lý đình Mỹ Thạch-cho biết: Những năm đầu thế kỷ XX, ở Phước Lộc (làng Mun, xã Ia Blang, huyện Chư Sê ngày nay), người Kinh từ Bình Định, Phú Yên lên và chung sống cùng với đồng bào các dân tộc Jrai, Bahnar. Họ làm nông nghiệp và mua bán, trao đổi hàng hóa từ miền xuôi, lấy thổ cẩm mật ong măng le mang về. Lâu dần, người miền xuôi đến định cư đông đúc hơn nên lập làng với 30 hộ. Khoảng năm 1930, đình đầu tiên được xây dựng, cách vị trí hiện nay khoảng 7 km. Đình do ông Huỳnh Cứ khởi xướng, kêu gọi người dân chung tay xây dựng bằng tre tranh để hàng năm thờ cúng Ngũ vị Tiên Nương, Thiên Y A Na, Tiền hiền Hữu công, Hậu hiền Hữu công, Thành Hoàng bổn xứ; lấy tên Mỹ Thạch làm tên. Năm 1945, khi chiến tranh nổ ra, mọi người tứ tán, đình bỏ hoang và xuống cấp.

 Một buổi lễ cúng ở đình Mỹ Thạch, thôn Mỹ Thạch 3, thị trấn Chư Sê. Ảnh: An Sinh
Một buổi lễ cúng ở đình Mỹ Thạch, thôn Mỹ Thạch 3, thị trấn Chư Sê. Ảnh: An Sinh


Khi tỉnh lộ 7 (quốc lộ 25) được lưu thông từ duyên hải đến cao nguyên, đình dời về trên gò đất ở giữa cánh đồng Dun (thuộc thôn Mỹ Thạch 2 hiện nay). Một thời gian sau, đình bị cháy mà không rõ nguyên nhân. Đến năm 1957, người dân đến cư trú vùng Mỹ Thạch đông dần. Ông Võ Hề vận động mọi người ủng hộ để xây dựng ngôi đình tại vị trí như hiện nay.

Sau năm 1975, đình làng Mỹ Thạch tọa lạc trên diện tích 20 m2, mái lợp tôn, vách ván, đầy dấu tích của đạn bom. Vào ngày lễ Khai sơn đầu năm, ông Lý Xuân Thủy (con rể ông Huỳnh Cứ) cùng một số người dân lân cận dâng lễ vật lên thần linh, cầu cho sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt. Đến ngày 15-3-2002, đình được UBND huyện Chư Sê cho phép tu sửa với diện tích 24 m2, gồm 3 gian thờ. Chính giữa thờ chư vị Thành Hoàng, Thiên Y A Na, hai bên thờ tả hữu Tiền hiền, Hậu hiền. Phía sau là công trình phụ, giếng nước, nhà bếp. Đình là nơi để người dân các thôn Mỹ Thạch 1, 2, 3, thôn Hồ Nước, Bầu Zút (thị trấn Chư Sê) đến dâng lễ nhằm tri ân các vị tiền hiền đã có công mở đất và cầu mong các vị thần linh phù hộ, chở che cho được bình yên, khỏe mạnh, làm ăn may mắn.  Sau đó, người dân tự nguyện quyên góp kinh phí để xây lại ngôi đình trên khuôn viên rộng gần 600 m2. Phía trước đình là tấm bình phong có hình chúa sơn lâm trấn giữ giống như các ngôi đình cổ của tín ngưỡng Việt.

Từ năm 2005 đến nay, người dân trong vùng đã lập nội quy sinh hoạt đình làng. Hàng năm duy trì cúng 3 ngày lễ chính. Mùng 7 tháng Giêng lễ Khai sơn; mùng 10 tháng 3 lễ Thanh minh và 20 tháng 8 lễ Thu tế. Hàng đêm có hương khói và điện sáng. Tất cả các khoản kinh phí đều do người dân tự nguyện đóng góp.

Theo ông Huỳnh Trọng Liên-một trong những cao niên có công lớn trong việc tôn tạo ngôi đình: “Đình Mỹ Thạch đã có từ lâu, được người dân tu sửa nhiều lần để làm nơi thờ tự theo văn hóa đình làng. Đình Mỹ Thạch ngoài mặt tín ngưỡng tâm linh, còn là nơi làm nhà sinh hoạt cộng đồng, hội họp”.

Ông Nguyễn Minh Hoàng-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chư Sê-khẳng định: “Đình Mỹ Thạch là nơi thể hiện nét văn hóa lâu đời, bên cạnh đó còn ẩn chứa những câu chuyện lịch sử, ước vọng của người dân, thể hiện lối sinh hoạt gắn bó mang tính cộng đồng của người Việt. Đây là nơi thờ tự theo văn hóa đình làng, ngoài ra còn là nơi tập trung sinh hoạt cộng đồng. Đình Mỹ Thạch được người dân góp công, góp sức tu sửa hàng năm, qua đó tình làng nghĩa xóm thêm phần bền chặt”.

 

 AN SINH
 

 

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.