Người thổi lửa giữ nghề chạm bạc giữa núi rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cô dâu người Dao Tiền trước khi đi lấy chồng phải có đủ bộ trang sức, tính thành tiền có thể giá trị lên đến 40 triệu đồng, chế tác trong khoảng 1 tháng.

 

.

Ông Lý Phú Cát nói về việc chạm trang sức bạc cho người Dao Tiền - Video: NGUYỄN VĂN TIỆP



Người Dao Tiền rất coi trọng trang sức bằng bạc, đặc biệt trong trang phục của phụ nữ.

Xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) có nhiều bản làng của người dân tộc Dao. Được biết, trong cộng đồng người Dao Tiền huyện Nguyên Bình chỉ còn duy nhất ông Lý Phú Cát (55 tuổi) vẫn còn duy trì nghề truyền thống của cha ông để lại.

Ông đã chuyển ra khỏi làng, dựng một căn nhà nhỏ giữa núi rừng yên tĩnh để làm nghề chạm bạc. Phải đi một đoạn đường khá xa và ngoằn ngoèo giữa núi rừng, vừa đi vừa hỏi đường người dân chăn trâu bò bên đường, tôi mới có thể tìm đến căn nhà của ông.


 

Trang phục của một phụ nữ dân tộc Dao Tiền có nhiều trang sức bằng bạc
Trang phục của một phụ nữ dân tộc Dao Tiền có nhiều trang sức bằng bạc



Ông kể: "Từ nhỏ tôi đã xem bố chạm bạc, cũng học dần, nhưng phải động tay vào dụng cụ, làm nhiều lần, làm các loại trang sức cho thành thạo thì đến năm 18 tuổi mới chính thức biết. Nghề này đòi hỏi cẩn thận từng bước, và phải làm cho đúng hẹn vì nhiều trang sức làm cho con gái nhà họ đi lấy chồng, phải đủ bộ.

Tôi cũng muốn có người theo học nghề để có người phụ việc, mà sau này cũng không thất truyền, nhưng người trẻ giờ không ai thích làm nữa, vì nghề này khó lắm".

Đồ nghề của ông Lý Phú Cát được sắp xếp gọn gàng. Những sản phẩm đang làm dở cho khách hàng được để riêng trong một túi. Ông thao tác để tạo hoa văn trên trang sức bạc một cách chậm rãi và chắc chắn. Những hoa văn nhỏ đòi hỏi kinh nghiệm, sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ, cho thấy nghề thủ công này đã tạo nên phong thái điềm đạm của ông.


 

Ông Lý Phú Cát làm một đồng tiền bạc trang sức được đeo trước ngực
Ông Lý Phú Cát làm một đồng tiền bạc trang sức được đeo trước ngực



Biết được giá trị của trang sức bạc truyền thống, nhiều người dân Dao Tiền vẫn đến để ông Cát chế tác những trang sức bằng bạc được dùng cho ngày lễ quan trọng, đặc biệt là lễ cưới.

Cô dâu người Dao Tiền trước khi đi lấy chồng phải có đủ bộ trang sức, tính thành tiền có thể giá trị lên đến 40 triệu đồng, chế tác trong khoảng 1 tháng. Họ mang những thỏi bạc thô đến để ông nung lên và chạm thành sản phẩm theo yêu cầu.

Sản phẩm thủ công của người Dao Tiền có nét đặc sắc riêng về hoa văn, hình khối, chất lượng sản phẩm khác biệt hẳn đồ có sẵn bày bán ngoài chợ.


 

Chiếc vòng cổ bằng bạc mà ông đang hoàn thiện cho khách hàng
Chiếc vòng cổ bằng bạc mà ông đang hoàn thiện cho khách hàng
Một số sản phẩm ông đang dần hoàn thiện
Một số sản phẩm ông đang dần hoàn thiện


Tay nghề của ông Lý Phú Cát rất tốt, lại có tiếng từ mấy đời ở địa phương, nên mỗi khi có việc cần dùng đến trang sức bạc, người Dao Tiền lại tìm đến ông để nhờ cậy. Có khi là vòng bạc gia truyền đã quá cũ bị mờ chữ và hoa văn, để ông sửa lại cho bóng đẹp, và khắc lại chữ mới hơn. Mỗi sản phẩm ông chỉ lấy tiền công vài trăm nghìn đồng, tùy vào độ khó và số lượng của sản phẩm.

Mỗi năm thu nhập của ông Cát từ nghề chạm bạc khoảng 80 triệu đồng. Đây là thu nhập không hề nhỏ đối với người dân vùng này.

Tiếng gõ chạm bạc đều đều, tiếng thổi lửa nung bạc của ông vẫn vang lên giữa núi rừng Phia Oắc chính là sự thể hiện tình yêu của ông đối với nghề truyền thống của tổ tiên để lại, cũng như tình yêu đối với bản sắc văn hóa dân tộc của mình.

Theo NGUYỄN VĂN TIỆP (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.