Tìm thấy trống đồng trên sông Cổ Chiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong lúc đánh bắt cá trên sông Cổ Chiên, ngư dân tìm thấy một trống đồng, sau đó đưa về Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long lưu giữ và giám định.
Trống đồng được phát hiện trên sông Cổ Chiên. ẢNH: XUÂN PHÚC
Trống đồng được phát hiện trên sông Cổ Chiên. ẢNH: XUÂN PHÚC
Ngày 25.2, ông Nguyễn Xuân Hoanh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã ký văn bản báo cáo UBND tỉnh về việc phát hiện trống đồng trên sông Cổ Chiên.
Theo đó, ông Nguyễn Minh Thành (39 tuổi, ngụ P.Trường An, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) làm nghề đánh bắt cá trên sông. Trong quá trình đánh bắt cá trên sông Cổ Chiên tại đoạn giữa Cồn Chim (P.Trường An, TP.Vĩnh Long) và xã An Bình (H.Long Hồ, Vĩnh Long), ông Thành đã phát hiện trống đồng có đường kính bề mặt 78cm, khá nguyên vẹn, hoa văn còn sắc nét; thân trống bị vỡ chỉ còn khoảng 1/3. Sau đó, ông Thành đã tặng trống đồng cho đình Tân Vĩnh (TP.Vĩnh Long). Đến ngày 12.2, Ban Hội hương đình Tân Vĩnh đồng ý bàn giao trống đồng cho Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long lưu giữ và nghiên cứu.
Trên mặt trống có 4 con vật giống con cóc ở 4 góc. ẢNH: XUÂN PHÚC
Trên mặt trống có 4 con vật giống con cóc ở 4 góc. ẢNH: XUÂN PHÚC
Theo ông Nguyễn Xuân Hoanh, đây là lần đầu tiên trống đồng được phát hiện ở Vĩnh Long. Để xác định niên đại, giá trị lịch sử văn hóa của hiện vật, dự kiến tuần sau Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Vĩnh Long sẽ mời một số nhà khảo cổ học từ TP.HCM thành lập Hội đồng khoa học để giám định hiện vật. Kết quả giám định của Hội đồng là cơ sở khoa học để Sở có phương án thích hợp bảo tồn và phát huy giá trị hiện vật.
Một số mảnh vỡ của trống đồng. ẢNH: XUÂN PHÚC
Một số mảnh vỡ của trống đồng. ẢNH: XUÂN PHÚC
Theo Xuân Phúc (ThanhNiên)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.