Người Huế dựng nêu để xua đuổi tà ma trong Đại Nội đón Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dưới triều Nguyễn, khi cây nêu được dựng lên trong Đại Nội báo hiệu triều đình dừng việc triều chính để đón tết. Bên ngoài Hoàng thành, người dân cũng sẽ bắt đầu đồng loạt dựng nêu.
Đoàn rước nêu đi qua trước khu vực điện Thái Hòa - Ảnh: NHẬT LINH
Đoàn rước nêu đi qua trước khu vực điện Thái Hòa - Ảnh: NHẬT LINH
Sáng 17-1 (23 tháng Chạp âm lịch), Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức tái hiện nghi thức dựng nêu đón Tết Nguyên đán trong Hoàng cung xưa.
Khác với những lần trước, năm nay có hai cây nêu được dựng lên trong Đại Nội là Triệu tổ miếu (thờ Nguyễn Kim - thân sinh chúa Nguyễn Hoàng), Thế tổ miếu (nơi thờ các vua triều Nguyễn).
Một cây nêu khác được dựng ở khu vực điện Long An (nay là Bảo tàng cổ vật cung đình Huế), nằm ngoài Đại Nội.

.

Dựng nêu đón tết trong Đại Nội Huế - Video: NHẬT LINH
Từ sớm, đoàn dựng nêu đã có mặt tại khu vực Triệu tổ miếu để tiến hành các nghi thức hoàng cung. Sau đó, các nhân viên của Trung tâm di tích cố đô Huế trong trang phục quân lính cùng chung sức dựng cây nêu cao lên trong khuôn viên Triệu tổ miếu.
Cây nêu thứ hai được di chuyển từ cửa Hiển Nhơn, vòng qua trước khu vực điện Thái Hòa rồi đi vào Thế tổ miếu. Cây nêu này được dựng lên ngay trước Hiển Lâm các (nơi ghi công trạng của các vua triều Nguyễn) nằm trong khuôn viên Triệu tổ miếu.
Cả ba cây nêu được dựng lên lần này đều là cây tre cao khoảng 13,5m, đỉnh mỗi cây nêu có treo ấn tính, bùa, quà tết…để xua đuổi tà ma.
Theo nhà nghiên cứu Vĩnh Cao (hậu duệ của vua Minh Mạng), Hiển Lâm các có chiều cao 13m. Từ năm 1822-1945, các công trình xây dựng trong Kinh thành Huế đều phải thấp hơn chiều cao của Hiển Lâm các.
Riêng cây nêu theo phong tục truyền thông là phải cao chiều cao này để che chở, bảo vệ các mái nhà khỏi ma quỷ.
 Ấn triện, quà, bùa...được treo trên đỉnh cây nêu - Ảnh: NHẬT LINH
Ấn triện, quà, bùa...được treo trên đỉnh cây nêu - Ảnh: NHẬT LINH
Sau khi cây nêu trong Đại Nội được dựng lên, bên ngoài người dân mới được dựng nêu ăn tết. Cây nêu ở nhà dân cũng phải thấp hơn cây nêu được dựng trong Đại Nội.
Người xưa quan niệm rằng, sau khi ông Táo cưỡi cá chép lên trời vào ngày 23 tháng chạp thì sẽ không còn vị thần nào bảo vệ cho ngôi nhà của mình trước các thế lực ma quỷ.
Vậy nên người xưa mới dựng cây nêu với đầy đủ lễ vật, lá bùa… để xua đuổi tà ma trong những ngày Tết Nguyên đán.
Chung sức dựng nêu - Ảnh: NHẬT LINH
Chung sức dựng nêu - Ảnh: NHẬT LINH
Việc tái hiện lại lễ dựng nêu trong Đại Nội đã thu hút rất đông sự chú ý của du khách tham quan, đặc biệt là khách nước ngoài.
Cả ba cây nêu này sẽ được hạ xuống vào ngày 31-1 (tức mùng 7 tháng Giêng).
Theo Nhật Linh (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khi người Bahnar về thế giới Atâu

Khi người Bahnar về thế giới Atâu

(GLO)- Mây đen vần vũ, cây cối lặng như tờ báo trước một cơn mưa. Vừa đến đầu xã Ya Ma (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai), tôi đã nghe tiếng cồng chiêng vang xa. Hỏi thăm một người dân trên đường thì biết đó là nhạc chiêng đưa tiễn người chết ở làng Tờ Nùng-Măng.
Bà Siu H'Phưl-Người đưa sắc màu thổ cẩm vươn xa

Bà Siu H'Phưl-Người đưa sắc màu thổ cẩm vươn xa

(GLO)- Gần 60 tuổi, bà Siu H'Phưl (làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài may các sản phẩm từ chất liệu thổ cẩm để bán ra thị trường. Với cách làm này, bà không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình mà còn góp phần gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc.

Hân hoan đón mừng lễ Phật đản

Hân hoan đón mừng lễ Phật đản

(GLO)- Cách đây hơn 2.500 năm, vào ngày rằm tháng tư, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại Ấn Độ. Suốt quá trình tu tập, hoằng pháp và độ sinh, Đức Phật đã để lại cho nhân loại một hệ thống tư tưởng giáo lý vô giá về trí tuệ, lòng từ bi, tinh thần bất bạo động, hòa hợp và phát triển.
Chiếc kang uống rượu của người Bahnar

Chiếc kang uống rượu của người Bahnar

(GLO)- Có nhiều yếu tố liên quan đến việc uống rượu cần của đồng bào Bahnar. Mỗi một yếu tố đều chứa đựng giá trị riêng, trong đó, chiếc kang uống rượu là vật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa mọi người khi uống rượu.
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.