Mặt dây chuyền Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette bán đấu giá hơn 36 triệu USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mặt dây chuyền kim cương và ngọc trai tự nhiên từng thuộc về Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette là một trong những món nổi bật trong cuộc bán đấu giá đồ trang sức Hoàng tộc Bourbon - Parma do nhà Sotheby's tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ.

Mặt dây chuyền kim cương và ngọc trai tự nhiên
Mặt dây chuyền kim cương và ngọc trai tự nhiên "Queen Marie Antoinette's Pearl". Ảnh: AP



Một người mua ẩn danh đã trả 32 triệu franc Thụy Sĩ (32 triệu USD), thêm phí bảo hiểm và phí người mua, tổng cộng hơn 36,1 triệu USD, cho mặt dây chuyền này trong cuộc đấu giá ngày 14-11.

Sotheby's gọi đây là "cơ hội một lần trong đời" để sở hữu các đồ gia truyền và trang sức đã được lưu giữ trong Hoàng tộc Bourbon - Parma qua nhiều thế hệ.

Giá bán mặt dây chuyền của Marie Antoinette đã vượt rất xa giá ước tính từ 1-2 triệu USD trước cuộc đấu giá.

Các món trang sức của Hoàng hậu Marie Antoinette được bán đấu giá còn gồm một bộ bông tai ngọc trai và kim cương, một chiếc trâm kim cương, một vòng cổ kim cương và ngọc trai, một chiếc nhẫn kim cương có khóa tóc của bà.

Tất cả các món trang sức của Hoàng hậu Marie Antoinette đã được bán tổng cộng gần 43 triệu USD, đều vượt xa giá ước tính trước khi bán, chứng tỏ sự khó khăn trong việc định giá những món trang sức hiếm.

Hoàng hậu Marie Antoinette (1755-1793), vợ Nhà vua Louis XVI, là Hoàng hậu cuối cùng của Pháp trước khi Cách mạng Pháp kết thúc chế độ quân chủ hàng thế kỷ ở Pháp.

Hoàng hậu Marie Antoinette bị đưa lên máy chém tháng 10-1793, sau khi Louis XVI đã bị hành quyết vào tháng 1-1793.

Bảo Nghi (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.