Bé gái 8 tuổi tìm thấy thanh kiếm 1.500 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong lúc bơi ở hồ Vidöstern tại Thụy Điển, một bé gái 8 tuổi đã phát hiện thanh kiếm bằng sắt thời tiền Viking.

 Cô bé Saga Vanecek với thanh kiếm cổ
Cô bé Saga Vanecek với thanh kiếm cổ



Theo BBC, bé Saga Vanecek đã tìm thấy cổ kiếm tại hồ Vidöstern trong khi đi nghỉ mát cùng gia đình tại hạt Jönköping, miền nam Thụy Điển.

Thanh kiếm ban đầu được cho là 1.000 năm tuổi song các chuyên gia tại bảo tàng địa phương cho rằng nó có thể có từ 1.500 năm trước.

Do hạn hán, mực nước tại hồ Vidöstern rất thấp vào thời điểm trên nên bé Saga có thể phát hiện thanh kiếm.

Đại diện bảo tàng địa phương - hiện đang bảo quản vật quý - cho biết thanh kiếm vẫn trong điều kiện hoàn hảo.

Từ phát hiện của cô bé Saga Vanecek, bảo tàng và hội đồng địa phương đã mở chiến dịch khai quật thêm tại hồ Vidöstern. Họ đã tìm thấy một chiếc trâm từ thế kỷ thứ 3.

Đại diện bảo tàng hạt Jönköping cho biết việc khai quật hồ khi hoàn tất có thể giúp phát hiện thêm nhiều vật cổ hơn.

Huỳnh Thiềm (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.