Kiệt tác cẩm thạch Andromede của Rodin vượt xa mức giá dự tính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch trắng mang tên Andromede của nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp Auguste Rodin đã được bán với mức giá 3,7 triệu euro (4,1 triệu USD) tại cuộc đấu giá do Artcurial tổ chức ở Paris ngày 30-5, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của nghệ sỹ này.
 

Tuyệt tác điêu khắc cẩm thạch mang tên Andromeda.
Tuyệt tác điêu khắc cẩm thạch mang tên Andromeda.

Trước đó, Artcurial ước tính giá bán bức tượng này là 1,2 triệu euro.

Bức tượng Andromede được Rodin sáng tác vào khoảng năm 1886-1887. Tác phẩm tạc hình công chúa Ethiopia huyền bí - con gái Vua Cepheus - với thân hình khỏa thân và đang thiếp đi trên một tảng đá.

Năm 1888, Rodin đã tặng tác phẩm này làm quà cho Carlos Morla Vicuna, nhà ngoại giao Chile sống ở Paris thời điểm đó. Kể từ đó, tác phẩm này thuộc sự sở hữu của gia đình Vicuna.

Tác phẩm này là một trong năm bức tượng mang đề tài giống nhau của Rodin. Song đáng chú ý là bức tượng này mang sự tương phản rõ ràng giữa làn da mịn màng của Andromede và sự thô ráp dễ thấy của tảng đá mà công chúa nằm ngủ.
 
Cũng nhân dịp này, tại Grand Palais ở Paris đang diễn ra triển lãm trưng bày hơn 200 tác phẩm của Rodin và của các nghệ sĩ chịu ảnh hưởng lớn từ ông.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.