Điểm mới về thưởng Tết từ 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Doanh nghiệp thưởng Tết trong năm 2021 cho người lao động không chỉ là tiền mà có thể là hiện vật, hoặc hình thức khác như chuyến du lịch…

Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán năm 2021 là thời điểm áp dụng Bộ Luật Lao động 2019. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhiều đơn vị, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, do đó việc thưởng Tết cho người lao động có thể khác so với những năm trước.

Điểm mới về thưởng Tết

Khoản 1, Điều 104 của Bộ Luật Lao động 2019 đã quy định về thưởng thay vì tiền thưởng như trước đây.

Cụ thể, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.


 

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thưởng Tết năm nay cho người lao động có thể không phải là tiền
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thưởng Tết năm nay cho người lao động có thể không phải là tiền


Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Đây là căn cứ để các doanh nghiệp thưởng Tết trong năm 2021 cho người lao động không chỉ là tiền mà còn có hiện vật, hoặc hình thức khác như chuyến du lịch…

Trên thực tế hiện nay, không ít doanh nghiệp thưởng Tết cho người lao động bằng các hình thức khác không chỉ là tiền, như thưởng chính sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh… Tuy nhiên, việc luật hóa khái niệm "thưởng" thay vì "tiền lương" từ năm 2021 cũng là một điểm mới đáng chú ý.

Doanh nghiệp gặp khó vì Covid-19

Trước tình hình dịch Covid-19 trong năm 2020, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, tạm ngừng kinh doanh hoặc cắt giảm nhân sự để ứng phó với những khó khăn, hoặc vẫn duy trì hoạt động nhưng doanh thu giảm sút nên phải tính tới phương án "cắt" thưởng Tết của người lao động.

Tương tự như trước đây, Bộ Luật Lao động 2019 vẫn quy định Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định.

Điều này có nghĩa là, Bộ luật mới cũng không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng (trong đó có thưởng Tết) cho người lao động. Việc doanh nghiệp có thưởng hay không, thưởng nhiều hay ít hay thưởng bằng cách nào là do doanh nghiệp quyết định, dựa vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Làng A làm theo gương Bác

Làng A làm theo gương Bác

(GLO)- Làng A (xã Gào, TP. Pleiku) được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa 13 năm liền và được Chủ tịch UBND thành phố tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào đầu năm 2024.

Chuyện về loa truyền thanh

Chuyện về loa truyền thanh

(GLO)- Nhà tôi cách trung tâm thành phố hơn 3 km. Gần đây, tôi mới được nghe tiếng loa truyền thanh phát ra từ một đơn vị Công an gần đó. Một hôm, nghe tiếng loa, con tôi reo lên: “Ở đây có cái tiếng giống ở nhà bà ngoại nè mẹ”.
“Cơm treo” nghĩa tình

“Cơm treo” nghĩa tình

(GLO)- “Cho đi yêu thương-nhận lại hạnh phúc” là thông điệp mà chị Trần Thị Giáng Sinh-Chủ quán cơm tô Chị Đẹp (vỉa hè đường Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Thụ, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) muốn gửi gắm khi triển khai mô hình “cơm treo”.
Vỡ mộng “miền đất hứa”

Vỡ mộng “miền đất hứa”

(GLO)- Được sự động viên, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người dân tộc thiểu số ở xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) đã tự nguyện hồi hương sau khi vỡ mộng về “miền đất hứa”. Trở về với gia đình, họ vẫn không thôi ám ảnh khi nhớ lại những ngày tháng cơ cực, sống chui lủi nơi đất khách quê người.
Ân nhân của làng Bluk Blui

Ân nhân của làng Bluk Blui

(GLO)- Với tấm lòng nhân hậu, gần 40 năm qua, bà Siu H’Jel (SN 1957, làng Bluk Blui, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ những người mắc bệnh phong vượt qua mặc cảm để gầy dựng cuộc sống tốt đẹp.
Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

(GLO)-

Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực vượt lên số phận để cải thiện cuộc sống. Không những thế, họ còn đóng góp tích cực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.