Lạ đời, vẫn thu tiền tỷ trên vùng đất chó ăn đá gà ăn sỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với 2.000 gốc chanh tứ quý và 500 cây bưởi da xanh cho thu quanh năm, lão nông chân đất Nguyễn Văn Lăng (53 tuổi, trú tại thôn Ia Soi, Xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã rủng rỉnh bỏ túi 1 tỷ đồng/năm. Riêng bưởi da xanh, vụ Tết vừa rồi ông Lăng xuất bán hơn 5 tạ, với giá 45.000 đồng/kg ông thu về 225 triệu đồng.  
Xã Hbông lâu nay vẫn được xem là vùng đất khô cằn, cháy nắng-nơi được mệnh danh "chó ăn đá gà ăn sỏi". Ở đây đa số người dân chỉ trồng những loại cây ngắn ngày như mì, bắp, mía… Ấy vậy mà lão nông Lăng vẫn mạo hiểm đưa chanh tứ quý và bưởi da xanh về trồng thử nghiệm. Dù chanh tứ quý và bưởi da xanh là loại cây ăn quả “uống” khá nhiều nước, nhưng 2 loại cây này vẫn rất tươi tốt trên mảnh đất khô cằn của ông Lăng.
Hơn 2000 cây chanh tứ quý của ông Lăng đều cho thu hoạch quanh năm
Theo đó, năm 2009 hơn 1.000 trụ tiêu của ông Lăng bỗng vàng lá, héo úa dần rồi chết đồng loạt. Chán nản với tiêu, trong một lần đi chơi xa ở tỉnh Bình Phước ông Lăng thấy thích thú với chanh tứ quý nên đã đưa về trồng thử nghiệm. Thấy chanh phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây nên ông Lăng tiếp tục mở rộng diện tích và đưa thêm bưởi da xanh về trồng.
Từng chùm quả sai trĩu này đã giúp ông Lăng thu về bạc tỷ
Trò chuyện với chúng tôi, ông Lăng tâm sự: “Ngày đó ở vùng đất này chẳng ai dám trồng cây gì ngoài bắp, mía, mì đâu, tôi là người đầu tiên đưa hai loại cây ăn quả này về trồng đấy. Dù biết vùng đất này khô cằn lâu nay, nhưng không thử sao biết hợp được. Tiêu thì chết, cà phê không trồng được mà mía, mì thì năng suất kém lắm không ăn thua. Ngày đó mà không mạnh dạn thử trồng thì giờ vẫn “ngất ngưởng” bên vườn tiêu chết trơ gốc thôi…”.
Mỗi cây chanh tứ quý của ông Lăng có thể thu về cả mấy tạ quả/vụ
Với 2.000 gốc chanh và 500 gốc bưởi da xanh đang cho thu bói mỗi năm ông Lăng rủng rỉnh đút túi 1 tỷ đồng. Đặc biệt riêng bưởi vụ tết vừa rồi ông Lăng hái bán khoảng hơn 5 tạ quả, với giá 45.000 đồng/kg ông thu về 225 triệu đồng. Năm 2018, chỉ mới thu bói bưởi da xanh, ông Lăng đã thu về 2 tấn quả, còn năm nay mới bước vào vụ thu chính.
Mùa này ông Lăng đang quét vôi ở gốc cây chanh tứ quý để phòng bệnh xì mủ
“Chanh tứ quý và bưởi da xanh dễ trồng, sống dai nhưng rất dễ mắc bệnh  xì mủ ở gốc cây, nhện đỏ và sâu vẽ bùa làm xấu quả. Trong đó, bệnh xì mủ và sâu vẽ bùa là 2 loại ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và năng suất của cây. Bệnh xì mủ không làm chết ngay cây nhưng sẽ khiến cây còi cọc rồi chết dần dần. Để phòng trị loại bệnh nguy hiểm này cần tạo mương rãnh để thoát nước. Đầu và cuối mùa mưa cần bón vôi bột để nâng độ PH và khủ trùng đất...", ông Lăng chia sẻ.
Theo ông Lăng, khi cây canh tứ quý, bưởi da xanh nảy chồi cần phun các thuốc trừ nấm. Bên cạnh đó, cần tăng cường chăm sóc cây, tránh gây ra các vết thương cho cây và thường xuyên quét vôi lên gốc để phòng bệnh. Ngoài ra, cần lưu ý việc bón phân cân đối cho cây, nên bón ít phân hóa học và tăng cường phân chuồng để cây khỏe tư nhiên, kháng nhiều loại bệnh và làm bền cây…
Mỗi kg chanh tứ quý ông bán với giá 15.000 đồng, còn bưởi da xanh 45.000 đồng/kg
Hiện tại, hai loại cây ăn quả này ông Lăng bán tại vườn cho các thương lái đến từ Nha Trang, Phú Yên, Kon Tum…Cũng theo ông Lăng, riêng chanh tứ quý ra quả quanh năm nhưng nếu muốn bán được giá cao phải ép cho quả ra nhiều vào từ tháng 1 đến tháng 3. Để ép cây ra quả theo ý mình cần tăng cường bón phân lân và kaly và hãm nước tưới lại.
Những trụ tiêu chết bên cạnh đã được ông Lăng thay bằng hàng nghìn gốc chanh tươi tốt
Hiện ông Lăng đang trồng xen canh thêm bưởi da xanh trong vườn chanh
Trao đổi với Dân Việt, ông Bùi Đức Miền – Chủ tịch Hội nông dân xã Hbông cho biết: “Mô hình trồng cây ăn quả của ông Lăng khá hiệu quả, cho thu nhập cao. Tuy nhiên, vì xã Hbông là vùng đất khô cằn, thiếu nước sản xuất nên những mô hình này vẫn chưa được nhân rộng. Để nâng cao thu nhập cho từng vùng đất khác nhau thì xã đã phân chia và khuyến khích bà con nên trồng những loại cây phù hợp với từng loại đất. Ví dụ đầu xã Hbông sẽ trồng các loại cây ăn quả, nhưng gần trung tâm xã hay thiếu nước nên trồng các loại cây như mía, bắp, mì…”.
Trần Hiền (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.