Tưới tiết kiệm nước: Giải pháp ứng phó với hạn hán ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai gặp không ít khó khăn, nhất là tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng. Trước thực tế này, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào sản xuất, góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Gia Lai là tỉnh có diện tích cây công nghiệp dài ngày khá lớn, trong đó, cà phê xấp xỉ 95.000 ha, cao su khoảng 100.000 ha, hồ tiêu khoảng 16.000 ha, chưa kể diện tích lúa nước và hoa màu. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, những năm gần đây, do biến đổi khí hậu cùng những diễn biến bất thường của thời tiết, việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức đã tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.
 Gia đình anh Rơ Ma Tíu (làng Dơk Lah, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước cho cây hồ tiêu. Ảnh: L.N
Gia đình anh Rơ Ma Tíu (làng Dơk Lah, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước cho cây hồ tiêu. Ảnh: L.N
Để giải quyết bài toán này, vài năm trở lại đây, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tưới nước tiên tiến từ các nước có nền nông nghiệp phát triển giúp nông dân áp dụng vào sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay, toàn tỉnh đã có 23.571 ha cây trồng áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Trong đó, cây hồ tiêu 2.925,6 ha, cà phê 10.452,3 ha, cây ăn quả 2.499,8 ha, rau màu 3.407,2 ha, mía 2.805,4 ha và các loại cây trồng khác 1.474,4 ha…
Ưu điểm của công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là có thể áp dụng trên mọi địa hình. Bên cạnh đó, với công nghệ này, lượng nước phân phối cho cây trồng sẽ đồng đều; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hòa tan trong nước theo hệ thống tưới được đưa đến tận gốc cây, không lo xói mòn bộ rễ. Ông Lê Thành Trung (thôn 12, xã An Phú, TP. Pleiku) cho biết: “Nhiều năm nay, gia đình tôi chuyên trồng rau, hoa để cung cấp cho thị trường. Sau khi tìm hiểu, gia đình đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho cây trồng. Chỉ cần một người bật cầu dao điện thì nước sẽ phun đều đến cây rau, hoa trong vườn. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng hòa tan trong nước theo hệ thống tưới đến từng gốc cây giúp cây sinh trưởng, phát triển đồng đều. Tôi thấy lợi ích từ việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước là rất lớn”.
Ông Trịnh Quốc Việt-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh-cho biết: “Trước diễn biến ngày càng khó lường của thời tiết, những năm gần đây, cơ quan chuyên môn đã xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên cây trồng nhằm tạo giải pháp tối ưu trong phát triển nông nghiệp. Trong đó, tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa tại gốc đang được nhiều nông dân áp dụng phổ biến. Lợi ích của việc sử dụng công nghệ tưới này là tiết kiệm được 20-30% lượng nước và rải đều thường xuyên chứ không phải tưới tập trung, khắc phục được tính thời vụ. Bên cạnh đó, công nghệ này còn giúp tiết kiệm công lao động. Đặc biệt, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được đưa qua hệ thống tưới đến thẳng bộ rễ của cây giúp tăng hiệu quả sử dụng, giảm độc hại cho con người”.
Cũng theo ông Việt, trên địa bàn tỉnh có 2 dự án về tưới tiết kiệm nước là dự án EDE “Sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cà phê Gia Lai giai đoạn 2017-2019” triển khai tại 25 xã của 3 huyện Chư Sê, Chư Pah và Ia Grai. Mục đích chủ yếu của dự án này là tuyên truyền nông dân không cần tưới 600 lít nước/gốc cà phê. Nếu áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm, chỉ cần khoảng 300 lít nước/gốc nhưng hiệu quả kinh tế mang lại sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, dự án IDE “Phát triển thị trường công nghệ tưới tiết kiệm nhằm giúp nông dân Gia Lai tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao thu nhập” đang được triển khai tại 4 địa phương gồm Đak Pơ, Kông Chro, Kbang và An Khê. Đến nay, đã có 121 hộ đăng ký thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trên cây rau, hoa với diện tích mỗi hộ là 1 sào và đang bắt đầu triển khai thực hiện. Mục tiêu của dự án là giúp 2.500 hộ nông dân áp dụng công nghệ này tăng thu nhập thêm 8 triệu đồng/hộ/năm.
Trong thời điểm hiện nay, hạn hán đang trở thành nỗi lo của nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Nếu đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thì nông dân sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn và giảm thiểu rủi ro do hạn hán gây ra.
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 6.387,3 ha sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.

Kbang: Tập huấn kỹ thuật trồng và bảo quản hạt dổi

Kbang: Tập huấn kỹ thuật trồng và bảo quản hạt dổi

(GLO)- Sáng 17-10, Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên) phối hợp với một số đơn vị có liên quan ở huyện Kbang khai mạc lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản hạt dổi và liên kết tiêu thụ sản phẩm.