Krông Pa: Triển vọng từ giống lúa mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vụ Đông Xuân 2021-2022, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai gieo trồng thí điểm giống lúa SHPT3 và BĐR57 tại xã Ia Rmok và Phú Cần. Thực tế cho thấy, các giống lúa này thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương và cho năng suất cao.
Hàng năm, huyện Krông Pa gieo trồng hơn 4.500 ha lúa nước và 1.200 ha lúa cạn. Trong đó, vụ Đông Xuân có khoảng 2.000 ha và vụ mùa khoảng 3.700 ha với những giống chủ lực như: Q5, DV108, OM6976, OM4900, ML48, HT1, LH12, TH6, IR64. Năng suất lúa bình quân đạt 4,5-4,7 tấn/ha. Để giúp nông dân nâng cao thu nhập từ cây lúa, vụ Đông Xuân 2021-2022, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã triển khai gieo trồng thí điểm giống lúa SHPT3 và BĐR57 trên địa bàn xã Ia Rmok và Phú Cần với diện tích 2 ha. 7 hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% lúa giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Gia đình ông Ksor Plú (buôn Bhă Nga, xã Ia Rmok) được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hỗ trợ trồng thử nghiệm 2 sào giống lúa SHPT3. Sau 3 tháng xuống giống, ruộng lúa của gia đình ông phát triển rất tốt và chuẩn bị cho thu hoạch. “Giống lúa này phát triển tốt và ít bị sâu bệnh. Dự kiến năng suất đạt khoảng 7 tạ/sào, cao hơn so với những giống lúa trước đây. Vụ tới, tôi sẽ chuyển đổi hết 5 sào sang trồng giống lúa này”-ông Plú vui vẻ nói.
Ông Ksor Plú (bìa phải) cùng công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Ia Rmok kiểm tra ruộng lúa. Ảnh: Gia Hưng
Ông Ksor Plú (bìa phải) cùng công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Ia Rmok kiểm tra ruộng lúa. Ảnh: Gia Hưng
Gia đình ông Ksor Munh (buôn Thim, xã Phú Cần) có 6 sào ruộng lúa nước 2 vụ tại cánh đồng Phú Cần. Khi được cán bộ kỹ thuật tuyên truyền, ông đăng ký gieo trồng 2 sào giống lúa SHPT3 và BĐR57. Nhờ được hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật, ruộng lúa không có sâu bệnh hại và phát triển tốt.
Ông Ksor Yim-công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Ia Rmok-cho hay: Qua theo dõi cho thấy, giống mới khá phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và năng suất dự kiến cao hơn 1-1,5 tấn/ha so với các giống lúa mà người dân đang gieo trồng. Với năng suất 6-7 tấn/ha, sau khi trừ chi phí thì người dân lãi 15-20 triệu đồng/ha. “Vụ tới, chúng tôi tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi sang gieo sạ giống lúa mới, đặc biệt là trên những diện tích trồng giống lúa cũ đã thoái hóa để giúp bà con tăng thu nhập”.
Trao đổi với P.V, ông Võ Ngọc Châu-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Giống lúa SHPT3 và BĐR57 do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ sản xuất. Các giống lúa này có thời gian sinh trưởng 105-110 ngày, phù hợp với điều kiện sản xuất 2 vụ trên địa bàn huyện cũng như trình độ canh tác của người dân. Qua thực tế trồng thử nghiệm có thể đánh giá 2 giống lúa này cho năng suất 6,5-7 tấn/ha. Đặc biệt, các giống lúa này ít đổ ngã và ít nhiễm sâu bệnh hơn các giống lúa khác.
“Vụ mùa sắp tới, từ nguồn kinh phí sự nghiệp phát triển đất trồng lúa, huyện sẽ hỗ trợ khoảng 58 tấn lúa giống SHPT3 và BĐR57 cho người dân gieo trồng nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích”-ông Châu nhấn mạnh.
GIA HƯNG

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.