Giới đầu tư Trung Quốc "đổ xô" mua lại cổ phần doanh nghiệp Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết quý I, giới đầu tư Trung Quốc đã đổ hơn 5,87 tỷ USD vào Việt Nam, trong đó hơn 4,17 tỷ USD vào góp vốn, mua lại cổ phần doanh nghiệp Việt.
Thời gian qua, với những diễn biến liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cùng những Hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia ký kết, nhiều dự báo đã được đưa ra về việc dòng vốn đầu tư sẽ chảy từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội cũng như đề phòng ngừa rủi ro.
Thực tế diễn ra một phần nào đã cho thấy những dự báo là chuẩn xác. Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, hết quý I, giới đầu tư Trung Quốc đã đổ hơn 5,87 tỷ USD vào Việt Nam.
Giới đầu tư Trung Quốc thường tìm các doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu, thép xây dựng, điện tử, logistics
Nhưng điều đáng nói là hơn 70% trong số vốn đó lại thông qua việc tìm mua cổ phần của các doanh nghiệp. Số vốn đầu tư mới, tăng thêm chỉ 1,6 tỷ USD, chiếm chưa đầy 30% tổng lượng vốn mà các nhà đầu tư Trung Quốc đổ vào Việt Nam.
Giới đầu tư Trung Quốc thường tìm các doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu, thép xây dựng, điện tử, logistics, bất động sản, dịch vụ tài chính và lữ hành...
Một thống kê của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) cho thấy, trong năm 2018 có khoảng 65 doanh nghiệp gỗ nước ngoài đã đầu tư chính thức vào Việt Nam, trong đó có tới 23 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.
Sự chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam của doanh nghiệp chế biến gỗ Trung Quốc diễn ra gần hai năm nay được cho là nhằm hưởng lợi từ các FTA nêu trên. Điều này tạo ra những thách thức cho các doanh nghiệp ngành đồ gỗ - thủ công mỹ nghệ trong nước.
Trước tình hình trên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, việc phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu các doanh nghiệp Việt không tính toán kỹ sẽ rất dễ bị thâu tóm chiếm lĩnh thị phần. Và sẽ không tránh khỏi việc tuột mất cơ hội từ FTA, CPTPP… mang lại.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý cần phải có kế hoạch để ứng phó với vấn đề này. Theo đó, việc hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc nên trong chừng mực và phải tính toán kỹ những cơ hội cũng như bất lợi trước khi quyết định hợp tác đầu tư, kinh doanh.
Minh Lê (PetroTimes)

Có thể bạn quan tâm

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.
Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.