Đề xuất siết chặt quản lý tài chính với DN Nhà nước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ một số dự thảo quy định về việc đầu tư vốn, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước. Những dự thảo này hy vọng không những giúp cơ quan quản lý tăng cường quản lý vốn Nhà nước, giám sát thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà còn tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động.

Cụ thể, những dự thảo này bao gồm: Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước là chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn Nhà nước, Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Tài chính dự kiến sẽ quy định rõ thời gian, quy trình và nội dung báo cáo giám sát tài chính cụ thể đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Ngoài ra, quy chế cũng sẽ có quy định riêng về việc giám sát tài chính đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, có dấu hiệu mất vốn nhà nước.

Dự kiến, Quy chế này được sẽ được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 5-2012.

Cũng về vấn đề quản lý doanh nghiệp, Nghị định đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu vừa dự thảo sẽ quy định rõ mục tiêu, đối tượng doanh nghiệp được Nhà nước đầu tư vốn, việc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Nghị định cũng quy định việc huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, quy định về phân phối lợi nhuận sau thuế, đảm bảo được mục tiêu Nhà nước thu hồi một phần vốn nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế

Mục tiêu, theo Bộ Tài chính, Nghị định này sẽ góp phần tăng cường hiệu quả quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty.

Với Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC, Bộ Tài chính cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước, việc thực hiện cơ chế người đại diện vốn.

Đặc biệt, cơ chế bán vốn Nhà nước sẽ được áp dụng dưới nhiều hình thức như: khớp lệnh, đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, bán thỏa thuận, được hạ giá khởi điểm khi bán đấu giá không thành, đấu giá bán cả lô đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng bán hết vốn Nhà nước… Sự điều chỉnh này theo Bộ Tài chính sẽ giúp tạo thuận lợi hơn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần duy trì vốn góp.

Về cơ chế tài chính, do hoạt động của SCIC có nhiều nét đặc thù, Nghị định đã quy định, cổ tức và lợi nhuận từ vốn Nhà nước góp tại các doanh nghiệp không được tính toàn bộ vào doanh thu mà chỉ được tính một phần để bù đắp chi phí cho công tác quản lý, phần còn lại được hạch toán vào vốn Nhà nước tại SCIC.

Ngoài ra, về cơ chế lương, thưởng,  để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn với hiệu quả hoạt động quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn, Nghị định cũng đã quy định nguyên tắc khoán Quỹ lương trên cơ sở với hiệu quả kinh doanh.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng, thân thiện môi trường

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng, thân thiện môi trường

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 2322/UBND-KTTH triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.

Các đơn vị thực hiện nộp hồ sơ giải quyết TTHC về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, quầy Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Hà Duy

Công bố 3 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Quyết định số 561/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính (TTHC) mới và quy trình nội bộ giải quyết TTHC trong lĩnh vực chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Cổ phiếu DLG sẽ không bị hủy niêm yết

Cổ phiếu DLG sẽ không bị hủy niêm yết

(GLO)- Ông Nguyễn Tường Cọt-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai khẳng định, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Đức Long Gia Lai đang hồi phục và cổ phiếu Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) sẽ không bị hủy niêm yết.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Vật liệu xây dựng không nung khó tiêu thụ

Vật liệu xây dựng không nung khó tiêu thụ

(GLO)- Toàn tỉnh hiện có 16 nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung với tổng công suất hơn 169 triệu viên/năm, chủ yếu sản xuất gạch block và gạch terrazzo. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất loại vật liệu này đang gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.