Nâng cao nhận thức bảo vệ rừng trong cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh luôn chủ động tham mưu UBND tỉnh dành một khoản kinh phí dịch vụ môi trường rừng hỗ trợ UBND các huyện trồng cây phân tán, phát động phong trào trồng cây nhớ ơn Bác. Việc làm ý nghĩa này không chỉ giúp tạo ra mảng xanh môi trường, cải thiện cảnh quan xanh-sạch-đẹp mà từng bước hình thành thói quen trồng cây gây rừng, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng của các tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong tỉnh.
Sáng 26-6, sau lễ phát động chương trình “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa), cán bộ, công chức và người dân các làng Bok Rei, Đê Pral-Đê Sơ Mei, Đê Gôh, Đê Tul… đã trồng hàng trăm cây xanh trong và ngoài khuôn viên Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu nằm cạnh trụ sở UBND xã. Tiếng cười nói vui vẻ, người cuốc, người xẻng thi nhau đào đất, chuyển bầu cây đến hố, san đất, nén gốc cây trồng kỹ càng. Hồ hởi, nhiệt tình nên chẳng mấy chốc, hàng trăm cây dầu rái đã được trồng ngay hàng thẳng lối, nhìn khá đẹp mắt. Ông Ma Abok-làng Bok Rei-vui vẻ cho hay: “Khi được xã thông báo, dân làng chúng tôi đều phấn khởi hưởng ứng thực hiện, bởi trồng cây xanh mang lại bóng mát, tạo cảnh quan môi trường, làm đẹp cho xã, cho làng. Lâu nay, bà con cũng đã được chính quyền giao khoán bảo vệ rừng, tạo việc làm, thu nhập ổn định. Chúng tôi thường giáo dục con cái trong gia đình, vận động bà con tích cực chăm sóc thật tốt để cây sống và nhanh phát triển”.
Đại diện cấp ủy, chính quyền, ông Chrêng-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đak Sơ Mei-cho biết, địa phương tích cực chỉ đạo các đơn vị tăng cường tuyên truyền cho bà con hiểu mục đích, ý nghĩa của việc trồng cây cũng như lợi ích toàn diện, lâu dài mà việc này mang lại. Đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác vận động người dân tham gia chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Việc trồng cây phân tán càng có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo cảnh quan, môi trường xanh mát, trong lành cho khu di tích.
Cán bộ và người dân tham gia trồng cây trong khuôn viên Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa). Ảnh: M.T
Cán bộ và người dân tham gia trồng cây trong khuôn viên Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa). Ảnh: M.T
Theo ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa, với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, hàng năm, huyện quan tâm dành một phần kinh phí hỗ trợ phát động phong trào trồng cây nhớ ơn Bác Hồ, trồng cây phân tán và trồng rừng. Đồng thời, huyện quán triệt các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức để quần chúng nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa việc trồng cây, trồng rừng của địa phương; giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ cây cho từng cán bộ, đảng viên và người dân để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Hạnh-Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh-thông tin: Những năm gần đây, Quỹ luôn đa dạng hình thức tuyên truyền, nội dung phong phú, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng nhóm đối tượng. Thường xuyên phối hợp với chính quyền xã tổ chức tuyên truyền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng; cùng các trường THCS tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, lồng ghép hoạt động thi vẽ tranh tìm hiểu về rừng, thi tìm hiểu về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác bảo vệ rừng. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, đơn vị đã chủ động tham mưu và được UBND tỉnh thống nhất dành một khoản kinh phí từ tiền dịch vụ môi trường rừng để hỗ trợ UBND các huyện trồng cây phân tán, trồng cây nhớ ơn Bác hàng năm. Theo kế hoạch năm 2020, đơn vị hỗ trợ 500 triệu đồng, kết hợp với nguồn ngân sách huyện Đak Đoa tiến hành trồng đồng loạt 4.700 cây xanh các loại như: dầu rái, thông ba lá, sao đen, xà cừ, bằng lăng… tại 17 xã, thị trấn trên địa bàn. 
Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cho biết, sắp tới, đơn vị tiếp tục hỗ trợ UBND thị xã Ayun Pa 500 triệu đồng để tiến hành trồng cây phân tán. Trước đó, năm 2019, đơn vị cũng hỗ trợ UBND huyện Phú Thiện trên 200 triệu đồng để trồng 1.000 cây xanh. “Trồng cây không chỉ giúp tạo ra mảng xanh môi trường, cải thiện cảnh quan mà còn hình thành thói quen trồng cây gây rừng trong các tổ chức, cộng đồng và cá nhân. Hy vọng phong trào này sẽ tiếp tục lan tỏa, thu hút các cấp, ngành, đơn vị và người dân cùng chung tay thực hiện vì môi trường sống của chúng ta”-ông Hạnh cho biết.
MINH TRIỀU 

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).