Việt Nam nên học Đức, tăng thông tin cho người đi xe buýt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một trong những nguyên nhân làm nản lòng người đi xe buýt là tại các trạm xe buýt không có các bảng danh sách trạm mà các chuyến xe buýt sẽ đi và đến. Trong khi đó, ở Đức họ làm điều này rất tốt.

Theo bạn đọc Dương Minh Trí, danh sách các trạm có thể in trên giấy A4, lồng trong bảng để không bị ướt và để vừa tầm mắt - Ảnh: Tư liệu
Theo bạn đọc Dương Minh Trí, danh sách các trạm có thể in trên giấy A4, lồng trong bảng để không bị ướt và để vừa tầm mắt - Ảnh: Tư liệu


Tham gia diễn đàn phát triển văn hóa giao thông công cộng & kiểm soát xe cá nhân, bạn đọc Dương Minh Trí (TP.HCM) cho rằng VN nên học tập ở Đức, đó là tăng cường thông tin cho người đi xe buýt.

Dưới đây là ý kiến của bạn đọc Dương Minh Trí.

"Ở nước ta, có thể nói gần đây TP.HCM và Hà Nội đã cố gắng nhiều trong việc phát triển hệ thống xe buýt, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng mong đợi chung của người dân. Đối với người dân, cách thức di chuyển nhanh hiện nay vẫn là xe máy, xe đạp, xe đạp điện...

Tôi đã đi học và làm việc tại Tây Berlin khoảng 15 năm. Hệ thống xe công cộng tại Tây Berlin, hiện nay là cả Berlin, rất phong phú, gồm: xe S-Bahn (tàu điện trên mặt đất), xe U-Bahn (tàu điện ngầm) và xe buýt. Hệ thống xe buýt tại Berlin lan đến tận ngõ ngách đường phố Berlin. Dù Đức là nước sản xuất xe hơi nhiều và hiện đại trên thế giới, nhưng hệ thống xe công cộng rất phong phú và chi chít.

Còn ở VN, một trong những nguyên nhân làm nản lòng người đi xe buýt là tại các trạm xe buýt không có các bảng danh sách trạm mà các chuyến xe buýt sẽ đi và đến.

Ví dụ khi đứng tại trạm xe buýt số 150 trên đường Điện Biên Phủ, chúng ta không biết xe này sẽ đi tiếp đến những trạm nào.

Tại các trạm đón xe buýt ở Berlin trước đây và hiện nay luôn có các bảng này, chỉ dẫn rất rõ các trạm sẽ đến.

Ta nên học theo cách này. Ví dụ: tại trạm xe buýt trên đường Điện Biên Phủ gần vòng xoay Hàng Xanh, cho xe số 150 nên có bảng như sau: Trạm xuất phát: Đại học Nông lâm - Trạm A - Trạm B - Trạm C... Lò Siêu (trạm cuối).

Danh sách các trạm có thể in trên giấy A4, lồng trong bảng để không bị ướt và để vừa tầm mắt. Tại mỗi trạm có bao nhiêu xe buýt khác nhau đi qua cần phải có bấy nhiêu bảng danh sách như thế.

Đây là cách chỉ dẫn đi xe buýt rất cụ thể, hiệu quả. Dù ngày nay có Internet, cách làm này ở Đức vẫn được thực hiện do ít tốn kém và thúc đẩy nhiều người đi xe buýt hơn, vì khi đứng trước trạm xe buýt mình biết khá chính xác xe buýt nào đi về đâu".

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.