Cấp "giấy thông hành" cho xe công nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mới đây, Sở Giao thông-Vận tải tổ chức kỳ thi sát hạch lái xe máy kéo hạng A4 cho người dân trên địa bàn. Việc đào tạo và cấp giấy phép lái xe hạng A4 (được phép lái xe công nông) cho người điều khiển xe máy kéo có trọng tải dưới 1.000 kg được xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến xe công nông.

  Nhiều người dân vui mừng khi tham gia thi GPLX hạng A4 tại Gia Lai.  Ảnh: M.N
Nhiều người dân vui mừng khi tham gia thi GPLX hạng A4 tại Gia Lai. Ảnh: M.N

Khi biết được thông tin kỳ thi này tổ chức tại TP. Pleiku, anh Rmah Lê (trú tại xã Bình Giáo, huyện Chư Prông) đã không khỏi vui mừng. Anh Lê cho biết: Anh thường xuyên dùng xe công nông để chở phân bón, vật tư lên rẫy và chở cà phê sau khi thu hoạch về. Mỗi lần lái xe ra đường, anh rất lo bị Cảnh sát Giao thông phạt vì chưa có giấy phép.  

Giờ đây, anh Rmah Lê rất vui mừng khi được cán bộ sát hạch thông báo đã hoàn thành tốt tất cả các phần thi sát hạch giấy phép lái xe (GPLX) hạng A4. Niềm vui được nhân đôi khi anh được cấp GPLX đúng thời điểm thu hoạch cà phê. “Mình mới mua chiếc xe máy kéo nhỏ hơn 40 triệu đồng, nhiều người trong làng đã “đặt lịch” nhờ mình chở giúp. Giờ đã học luật, được cấp bằng nên vui lắm, sắp tới tha hồ chở”-anh Lê nói.

Còn ông Đỗ Văn Trung (xã Kông Pla, huyện Kbang) thì chia sẻ: “Xe máy kéo thì mình có lâu rồi, nhưng thiếu mỗi… cái bằng. Giờ thi để được cấp “giấy thông hành” thì yên tâm hơn”.

Theo thống kê của Sở Giao thông-Vận tải, toàn tỉnh hiện có khoảng 36.000 xe công nông, trong đó trên 22.000 máy kéo nhỏ, gần 13.500 xe máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ông Nguyễn Trường Sơn-Phó Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở đã thông báo cho người dân đăng ký học, thi sát hạch GPLX hạng A4. “Tỉnh có hàng chục ngàn phương tiện xe máy kéo nhỏ, tuy nhiên tỷ lệ người dân học bằng lái xe này rất ít vì không có điều kiện sang tỉnh Đak Lak để thi lấy bằng. Hơn nữa, nhiều người dân còn chủ quan vì nghĩ rằng xe máy kéo nhỏ chỉ hoạt động trên các tuyến đường nông thôn và nương rẫy nên không cần học để lấy bằng”.

Theo ông Sơn, qua khảo sát, trên địa bàn tỉnh, khoảng 11.000 người đang có nhu cầu học GPLX hạng A4, đa số là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, mức phí thu để cấp bằng cho người dân hiện còn cao. “Sắp tới, Sở sẽ tham mưu với UBND tỉnh giảm mức phí đào tạo, sát hạch GPLX hạng A4”-ông Sơn nói.

 Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.