Bức xúc vì cơ sở giết mổ gây ô nhiễm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần 4 năm nay, hàng chục hộ dân ở xóm 2 (tổ dân phố 14, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) phải chịu đựng mùi hôi thối và tiếng ồn từ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung huyện Chư Sê do bà Văn Thị Thảo làm chủ. Trước tình trạng này, người dân đã nhiều lần kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp xử lý nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.
 

  Theo bà Thạnh, mỗi lần cơ sở xả thải đều gây hôi thối cho người dân xung quanh. Ảnh: N.T
Theo bà Thạnh, mỗi lần cơ sở xả thải đều gây hôi thối cho người dân xung quanh. Ảnh: N.T

Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung huyện Chư Sê lọt thỏm giữa xóm 2, bao quanh cơ sở có 16 hộ dân sinh sống. Cơ sở này rộng khoảng 500 m2, được xây dựng kiên cố, có tường bao quanh. Đây là cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung duy nhất của huyện Chư Sê, trung bình mỗi ngày giết mổ 40-50 con heo (cao điểm 80 con heo/ngày) cung cấp cho thị trường.

Kể từ khi cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung huyện Chư Sê đi vào hoạt động, cuộc sống của các hộ dân sinh sống xung quanh chịu nhiều ảnh hưởng do mùi hôi thối và tiếng ồn từ việc giết mổ gia súc. Nhà ông Phạm Phước Dùng sát vách với cơ sở nên thường xuyên hứng trọn mùi hôi thối và tiếng ồn từ cơ sở này. Để tránh mùi hôi thối và tiếng ồn từ cơ sở giết mổ, gia đình ông Dùng thường xuyên đóng kín các cửa. “Gần 4 năm nay, mọi sinh hoạt của gia đình tôi bị đảo ngược. Hễ mở cửa là mùi hôi thối xộc thẳng vào nhà, khó chịu vô cùng. Vào lúc trời nắng to và mùa gió Tây Nam thổi về thì mùi thối còn nồng nặc hơn. Cứ rạng sáng là người ta bắt đầu giết mổ gia súc, mùi hôi thối và tiếng heo kêu ồn lắm, rất khó ngủ. Thương nhất mà mấy đứa con, sáng đi học cứ gà gật vì thiếu ngủ”-ông Dùng nói.

 

Bà Văn Thị Thảo cho biết: “Mặc dù cơ sở đã triển khai nhiều biện pháp xử lý chất thải và nước thải để đảm bảo vệ sinh môi trường nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra sự cố bể ống nước xả thải, sau đó chúng tôi khắc phục ngay. Trước đây, khi mới hoạt động, các hoạt động giết mổ sơ sài khiến gia súc kêu to gây tiếng ồn nhưng nay chúng tôi yêu cầu khi giết mổ phải chích điện để gia súc khỏi kêu. Riêng mùi hôi thì tôi nghĩ là không thể tránh khỏi vì là cơ sở giết mổ thì chỗ nào cũng thế thôi, nhưng chúng tôi cũng đang tìm cách để hạn chế bớt mùi hôi”.

Cùng sát vách với cơ sở giết mổ nhưng ở phần cuối, nơi chứa nước thải của cơ sở, gia đình bà Nguyễn Thị Phùng Thạnh chịu ảnh hưởng nặng hơn. Mỗi khi cơ sở giết mổ xả thải xuống một mương nước gần đó, gia đình bà Thạnh hứng trọn mùi hôi thối. Nước thải còn chảy tràn ra cả con đường dẫn vào nhà khiến việc đi lại của gia đình bà Thạnh và các hộ dân khác gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, vì ở rất gần bể chứa chất thải nên giếng nước của gia đình bà Thạnh bị nhiễm bẩn. “Nhà tôi có 2 cái giếng nhưng cứ đến mùa khô là phải đi xin nước về tắm rửa và mua nước bình về uống vì nước giếng bị nhiễm bẩn. Khi ấy nước giếng thường nổi váng, có bọt, bốc mùi rất tanh. Múc nước lên thấy có nhiều sinh vật lạ nên không dám dùng để sinh hoạt. Nước bẩn đã đành, không khí còn bị ô nhiễm hơn. Gần 2 tháng nay, con tôi bị ho đã uống rất nhiều thuốc nhưng vẫn không khỏi. cách đây 1 tháng, tôi cũng bị ho và đã uống thuốc nhưng đến nay vẫn chưa đỡ”-bà Thạnh than thở.

Tương tự, nhà bà Phạm Thị Tựa cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cơ sở giết mổ. “Mỗi khi vào mùa khô là ruồi nhiều lắm. Trong nhà lúc nào cũng phải có sẵn keo dán, vỉ đập ruồi. Khốn khổ nhất là lúc ăn cơm, hễ dọn cơm ra là ruồi kéo đến bu kín. Chúng tôi mong các cấp chính quyền có giải pháp di dời lò mổ hoặc có phương án đền bù để chúng tôi chuyển đi nơi khác chứ ở đây ô nhiễm quá”-bà Tựa mong muốn.

Trao đổi với P.V, bà Văn Thị Thảo-chủ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung huyện Chư Sê cho biết: Thực hiện chủ trương của huyện, gia đình tôi được cấp phép xây dựng cơ sở để việc giết mổ gia súc, gia cầm được đảm bảo vệ sinh. Cơ sở được xây dựng từ năm 2007 nhưng mới đi vào hoạt động từ năm 2012. Trong cơ sở có đầy đủ khu xử lý chất thải, nước thải.

Việc triển khai cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung là một chủ trương đúng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, một giải pháp cụ thể hơn nhằm dung hòa giữa việc đảm bảo an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường là điều mà người dân mong muốn từ cơ quan chức năng.

 Nguyễn Tú-Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.