Xuân về trên làng đào Nhật Tân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến làng Nhật Tân-vùng trồng đào nổi tiếng ở Hà Nội vào một sáng đông, gió rét len lỏi qua từng nhánh đào, nhưng ngay từ sớm bà con đã có mặt tại vườn để tỉa lá cho đào kịp nở vào đúng dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
 

Ảnh: Phương Huệ
Ảnh: Phương Huệ

Thoăn thoắt đôi tay tuốt lá, chị Hường chia sẻ: Phải tỉa lá từ bây giờ mới kịp Tết, cũng để khách chọn đào từ lúc này, còn hơn hai tháng nữa nhưng đã có khách đến tìm rồi.

Vẫn như mọi năm, bà con trồng đào vừa vui vừa lo, vui vì công sức cả năm sắp được gặt hái, lo bởi thời tiết thay đổi thất thường, được thì được tất mà mất thì trắng tay, “làm cái này may hơn khôn”; nóng thì đào nở sớm quá, lạnh quá thì nở muộn, thành ra cuộc mưu sinh của người nông dân như ván cược may mắn, phụ thuộc vào “ơn trời”.

Để có được cành đào đẹp, ưng ý khách chơi đào, ngoài việc tạo thế, chăm bón tỉ mẩn thì tỉa lá là một công đoạn vô cùng quan trọng. Người chủ phải chọn đúng thời điểm để tỉa lá, làm sao đảm bảo hoa nở trong Tết, tỉa lá phải giữ lại được mầm bởi đó sẽ là hoa khi nở. Tỉa lá cũng làm cho đào phô thế để người mua dễ chọn lựa. Nói một cách khác người chủ cũng phải yêu, phải hiểu đào mới tạo ra được những cây đào đẹp, có giá trị cao.

 

Ảnh: Phương Huệ
Ảnh: Phương Huệ

Tìm đến vườn đào của gia đình ông Nghiệp Vụ-nơi có tiếng đào đẹp, cung cấp cho nhiều cơ quan, nhà hàng khách sạn lớn, nhân công được gia đình thuê cũng đang tỉa lá cho đào, anh Cường-một lao động làm thuê cho gia đình cho biết, đã có nhiều nơi đến xem và đặt hàng rồi, năm nay một gốc giá dao động từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng, vì đào này là đào đẹp, nhiều tuổi được ông chủ mang giống từ rừng về trồng.

Nếu thời tiết ủng hộ, bà con làng đào Nhật Tân sẽ cho ra những cành đào hồng thắm khoe sắc vào đúng dịp Tết Nguyên đán, đáp ứng thú vui chơi đào Tết của khách ở thủ đô nói riêng và những ai mến hoa đào trồng ở xứ này nói chung. Thấp thoáng vào bông đào nở sớm rực rỡ, sưởi ấm cả một vùng.

Phương Huệ -Kim Khánh

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).