Nơi lưu giữ "báu vật" của những người làm báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng ngày 19-6, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam.



Đến dự buổi khai trương có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam – Nhà báo Thuận Hữu, cùng các thế hệ nhà báo lão thành qua các thời kỳ và đông đảo giới báo chí trong nước.

 

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu cắt băng khánh thành Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ảnh: VIẾT CHUNG
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu cắt băng khánh thành Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ảnh: VIẾT CHUNG


Tại đây, Nhà báo Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, việc chính thức khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, ngay từ khi xuất hiện, báo chí Việt Nam đã sớm có vị thế đặc biệt trong đời sống người dân, đã tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trong lịch sử dân tộc.

Trong các cuộc kháng chiến cứu quốc, nhiều nhà báo đã để lại tuổi thanh xuân của mình trên khắp các vùng miền đất nước; mồ hôi và máu của các nhà báo đã tô thắm trên từng trang báo, từng thước phim tư liệu. Nhiều nhà báo hôm nay là những tấm gương xuất sắc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Để những di sản báo chí quý báu đó đến với công chúng, ngày 28-7-2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Từ đó đến nay, Hội Nhà báo Việt Nam đã có hơn 1.000 ngày thực thi nhiệm vụ được giao với nỗ lực không ngừng nghỉ.


 

 Nhà báo Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ thông tin về Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ảnh: ĐỖ TRUNG
Nhà báo Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ thông tin về Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ảnh: ĐỖ TRUNG




Nhà báo Thuận Hữu cho biết, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tới đây tiếp tục sưu tầm, chỉnh lý các nội dung trưng bày với nhiều hiện vật, tư liệu báo chí tiêu biểu, đại diện cho nền báo chí anh hùng, để chuyển tải các tư liệu hấp dẫn kêu gọi các thế hệ làm báo hôm nay và mai sau tiếp bước các thế hệ cha anh xây đắp truyền thống vẻ vang của báo chí nước nhà.

 

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu chúc mừng tại buổi Lễ. Ảnh: VIẾT CHUNG
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu chúc mừng tại buổi Lễ. Ảnh: VIẾT CHUNG


Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ niềm vui và gửi lời chúc mừng tới Hội Nhà báo Việt Nam và những người làm báo qua các thế hệ. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã chuyển lời thăm hỏi và lời chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới Hội Nhà báo Việt nam và những người làm báo.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho rằng, mặc dù nền báo chí Việt Nam ra đời muộn hơn so với trên thế giới, nhưng ngay từ thuở khai sinh, báo chí cách mạng Việt Nam đã mang tính chất tiến bộ, là tiếng nói của nhân dân, của dân tộc, với khát vọng độc lập, quyết hy sinh tất cả để giành quyền độc lập và vươn tới dân chủ, văn minh.


 

 Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu tham quan khu trưng bày trong Bảo tàng. Ảnh: VIẾT CHUNG
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu tham quan khu trưng bày trong Bảo tàng. Ảnh: VIẾT CHUNG



Ôn lại lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết, cách đây đúng 95 năm, từ ngày Báo Thanh niên ra số đầu tiên, từ đây hoạt động báo chí luôn gắn liền với cuộc vận động cách mạng của nhân dân. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà cách mạng kiệt xuất, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng trong và ngoài nước. Chính Người đã thấy rõ tầm quan trọng của báo chí và đã dành nhiều tâm huyết và thời gian cho hoạt động báo chí. Với những tác phẩm báo chí của mình, Người đã đặt nền móng vững chắc cho báo chí cách mạng, làm cho báo chí thời nay luôn là dòng chủ lưu, đồng hành cùng dân tộc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước; kết tinh, hội tụ được truyền thống văn hóa của Việt Nam và thế giới, làm nên bản chất tiến bộ, nhân văn.

 

Các thế hệ làm báo tham quan khu trưng bày. Ảnh: ĐỖ TRUNG
Các thế hệ làm báo tham quan khu trưng bày. Ảnh: ĐỖ TRUNG



Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho rằng, luôn ở tuyến đầu của cuộc sống, những người làm báo Việt Nam hôm nay đang tự tin viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc, của các thế hệ làm báo lớp trước; tiếp tục đảm đương sứ mệnh người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, quả cảm đấu tranh cho công lý và lẽ phải.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tin rằng, 95 năm qua báo chí cách mạng Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, cả nội dung và hình thức, cũng như sự lớn mạnh chưa từng có của đội ngũ những người làm báo. Nhân dân, Đảng, Nhà nước luôn biết ơn, trân trọng những đóng góp to lớn của các nhà báo và nghề báo.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá, sự ra đời của Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với báo chí, đáp ứng sự mong mỏi của đội ngũ nhà báo.

 

Nhà báo Trần Đình Vân và các đồng nghiệp tham quan tại Bảo tàng. Ảnh: ĐỖ TRUNG
Nhà báo Trần Đình Vân và các đồng nghiệp tham quan tại Bảo tàng. Ảnh: ĐỖ TRUNG



Các không gian trưng bày của bảo tàng không chỉ nhằm tái hiện lại lịch sử báo chí gắn liền với lịch sử lập quốc, kiến quốc của dân tộc, tôn vinh những đóng góp của các thế hệ làm báo, lưu giữ và phát huy giá trị di sản báo chí mà còn là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống lịch sử văn hóa – những giá trị tốt đẹp của dân tộc, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho các sinh viên báo chí và các nhà báo trẻ, giúp công chúng hiểu hơn về sự nỗ lực của các thế hệ nhà báo.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả của các nhà báo, các gia đình nhà báo, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí trong nước đã sưu tầm, quy tụ hàng vạn tư liệu, hiện vật quý báu về lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam để trưng bày tại đây.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tin tưởng và hy vọng rằng, với những giá trị lưu giữ nơi đây, bảo tàng sẽ là thực thể sống phong phú và sinh động, một trung tâm giáo dục truyền thống báo chí về tinh thần yêu nước cách mạng, chứ không đơn giản chỉ là những tủ kính trưng bày.


 

Sau Lễ khai trương, đông đảo các thế hệ làm báo tới tham quan. Ảnh: ĐỖ TRUNG
Sau Lễ khai trương, đông đảo các thế hệ làm báo tới tham quan. Ảnh: ĐỖ TRUNG


Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sưu tầm trên 20.000 hiện vật, tài liệu được tập hợp và bảo quản tại kho cơ sở của bảo tàng. Trong số đó, đã có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày.
 

Theo ĐỖ TRUNG - QUANG PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…