Người cán bộ Bahnar tạc tượng Bác Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sinh thời, Bác Hồ chưa có dịp vào thăm Tây Nguyên. Tuy nhiên, hình ảnh của Người vẫn luôn khắc sâu trong trái tim của đồng bào các dân tộc nơi đây và được thể hiện qua nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tượng Bác Hồ ngồi đọc báo Nhân Dân do ông Biên-Chủ tịch UBND xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạc là một trong số đó.

Từ thuở còn đi học, cậu bé Biên đã rất ấn tượng với hình ảnh Bác Hồ hiền từ như một ông tiên trong trang sách. Sau này, ông Biên ấp ủ ý tưởng tạc tượng Bác nhưng nhiều lần tìm kiếm vẫn không gặp cây gỗ nào phù hợp. Năm 2008, sau một trận lũ, ông đi dọc bờ sông Đak Bla và tình cờ phát hiện một khúc gỗ sơn huyết đã khô, trôi từ đầu nguồn xuống. Thấy khúc gỗ này có thể dùng tạc tượng Bác, ông mừng rỡ thuê xe tời, chở về nhà. Lấy hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình làm mẫu, ông tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tạc tượng. Mất hơn 1 năm, bức tượng Bác Hồ vẫy tay chào Nhân dân đã hoàn thành. Ông Biên chọn vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà nhỏ của mình để đặt tượng Bác. Nghe tin nhà ông có bức tượng Bác Hồ, người dân trong xã tới xem rất đông. Ai cũng khen ngợi tài năng và tâm huyết của ông Biên khi bỏ rất nhiều công sức tạc tượng Bác.

  Tượng Bác Hồ ngồi đọc báo Nhân Dân do ông Biên tạc đã được chuyển giao cho Bảo tàng tỉnh để trưng bày. Ảnh: Nguyễn Anh Minh
Tượng Bác Hồ ngồi đọc báo Nhân Dân do ông Biên tạc đã được chuyển giao cho Bảo tàng tỉnh để trưng bày. Ảnh: Nguyễn Anh Minh


Sau đó ít lâu, ông Biên lại mong muốn có 1 bức tượng Bác Hồ đặt tại nơi làm việc để hàng ngày được nhìn thấy Người. Vậy là ông tiếp tục tìm kiếm gỗ để tạc tượng. Khác với bức tượng lần trước, lần này, ông muốn tạc tượng Bác đang ngồi đọc báo. Năm 2010, ông Biên mua được một gốc gỗ hương khá to ở trong rẫy của người cùng xã có thể tạc tượng Bác Hồ. Gỗ chở về đến nhà nhưng ông vẫn chưa có thời gian tạc tượng vì phải đi học lớp trung cấp nông lâm ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện. Kết thúc khóa học cũng là lúc ông bắt tay vào tạc tượng Bác. Cuối năm 2013, bức tượng Bác ngồi đọc báo Nhân Dân đã hoàn thành. Tượng Bác Hồ ngồi đọc báo Nhân Dân cao 130 cm, rộng 90 cm, bên trên là tấm gỗ rộng 22 cm, dài 62 cm ghi câu khẩu hiệu thiêng liêng gắn liền với lý tưởng cách mạng của Người “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Ông trân trọng đặt tượng Bác trong phòng làm việc để hàng ngày được ngắm nhìn Người.

Năm 2018, đoàn cán bộ nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh vào khảo sát, sưu tầm hiện vật tại xã Hà Tây. Thấy bức tượng Bác Hồ ngồi đọc báo Nhân Dân trong phòng làm việc của ông Biên, chúng tôi đặt vấn đề đưa về trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Tuy nhiên, ông Biên và vợ không đồng ý vì tiếc bao công sức, tâm huyết của mình. Phải đến cuối năm 2019, sau khi suy nghĩ kỹ càng, vợ chồng ông mới quyết định chuyển giao bức tượng cho Bảo tàng tỉnh. Nói về lý do để đưa ra quyết định này, ông Biên chia sẻ đầy giản dị: “Nhà mình có 2 bức tượng Bác Hồ, chia sẻ cho Bảo tàng tỉnh 1 bức để giới thiệu với khách tham quan là điều nên làm”.

Tháng 8-2021, bức tượng Bác Hồ ngồi đọc báo Nhân Dân đã được trưng bày trang trọng ở tổ hợp Tình dân với Bác tại Bảo tàng tỉnh trong sự vui mừng của những cán bộ làm công tác sưu tầm. Đây không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn là tình cảm sâu nặng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

 

NGUYỄN ANH MINH

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.