Kỷ niệm đẹp về những ngày dựng tượng Bác Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên được hoàn thành vào cuối năm 2012 gắn với việc xây dựng quần thể Quảng trường Đại Đoàn Kết. Đến nay, những người từng trực tiếp tham gia xây dựng đề án thi công công trình này vẫn đong đầy xúc cảm xen lẫn niềm tự hào mỗi khi nhắc nhớ. 8 năm qua, Quảng trường đã trở thành nơi tổ chức các sự kiện quan trọng của tỉnh, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và là địa điểm để người dân đến vui chơi mỗi ngày.
Thể theo mong muốn của nhân dân trong tỉnh là có tượng đài Bác Hồ đặt tại TP. Pleiku-nơi tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam năm 1946 và vinh dự đón thư Bác gửi cùng lời hiệu triệu đoàn kết, đấu tranh giải phóng miền Nam, ngày 30-6-2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Tờ trình số 23-TTr/TU gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng xin chủ trương xây dựng công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên.
Nguyện vọng của nhân dân các dân tộc tỉnh nhà được Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý tại Thông báo số 171-TB/TW ngày 2-8-2008. Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, tỉnh Gia Lai triển khai các hoạt động xây dựng công trình.
Vỡ òa niềm vui đón Bác
Nhớ lại những ngày đầu chuẩn bị triển khai xây dựng công trình, ông Phạm Thế Dũng-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh-kể: “Nhận được thông báo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ rất vui mừng nhưng cũng nhiều lo lắng, băn khoăn như: xây dựng tượng Bác như thế nào để thể hiện được tình cảm của Người với đồng bào Tây Nguyên; chọn địa điểm nào để đặt tượng; quy mô ra sao; mẫu và chất liệu tượng là gì; kinh phí xây dựng ở đâu; thời gian thi công… Để giải đáp các câu hỏi trên, UBND tỉnh cử một đoàn cán bộ ra Nghệ An nghiên cứu việc dựng tượng Bác trước đó. Chúng tôi cũng đã gặp các nhà khoa học đầu ngành đang công tác ở Hội Di sản văn hóa Việt Nam để tham khảo ý kiến. Sau đó, Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng công trình do anh Hà Sơn Nhin-Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban; thành lập Hội đồng Nghệ thuật tỉnh, Ban Quản lý xây dựng công trình và tổ chức các hội thảo để lấy ý kiến rộng rãi. Qua đó, tỉnh thống nhất địa điểm xây dựng công trình tại Quảng trường 17-3 với tên gọi mới là Quảng trường Đại Đoàn Kết để tạo thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh gồm tượng Bác, Bảo tàng tỉnh, công viên cũ. Tên công trình là “Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Gia Lai”; chọn mẫu tượng Bác Hồ tại Học viện Cảnh sát nhân dân của nhà điêu khắc Phạm Bá Đua; chọn bức phù điêu của nhóm tác giả Lê Lạng Lương. Tượng Bác được đúc bằng đồng, cao 10,8 m, có bệ cao 4,5 m. Bức phù điêu dài 58 m, cao 11 m, được thể hiện bằng chất liệu đá tự nhiên. Đến ngày 21-9-2010, sau khi nghe tỉnh Gia Lai báo cáo công tác chuẩn bị triển khai xây dựng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nhất trí với đề án”.
Biểu diễn văn nghệ chào mừng khánh thành Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: K.N.B
Biểu diễn văn nghệ chào mừng khánh thành Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: K.N.B
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh cho biết thêm: “Trong quá trình thi công, chúng tôi cũng bổ sung các ý tưởng như: dựng 54 trụ đá tượng trưng cho sự đoàn kết của 54 dân tộc anh em; dựng thạch thư bằng đá hoa cương cao 6 m; sử dụng công nghệ mới nhất của Việt Nam là ép, hàn, tạo hình tượng Bác Hồ bằng đồng đỏ dày 5 mm thay cho đúc đồng; giữa Quảng trường có các ô cỏ rộng gấp đôi, làm đường đi ngang thay cho đường đi dọc; cải tạo nơi làm phòng thờ Bác… Do đó, tỉnh nhiều lần trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung thêm các hạng mục và được sự đồng thuận. Nhờ vậy đã tạo được một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh như hiện nay”.
Ông Phan Xuân Vũ-nguyên Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cũng vẫn nhớ như in những kỷ niệm trong giai đoạn thi công công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. “Ngày 3-10-2010, tỉnh khởi công xây dựng công trình. Ban đầu, tỉnh dự kiến xây dựng công trình bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, nhưng sau đó do gặp khó khăn trong việc huy động vốn nên được Trung ương hỗ trợ. Dù tượng Bác Hồ và bức phù điêu được thi công ở miền Bắc nhưng các đồng chí lãnh đạo tỉnh không quản ngại đường sá xa xôi để nhiều lần ra tận nơi đôn đốc, kiểm tra. Tôi ấn tượng nhất là khi rước Bác vào Gia Lai, trên đường đi, nhân dân các tỉnh hân hoan chào đón như thể đang đón Bác về thăm. Khi đi qua Khu di tích Phủ Chủ tịch ở Gia Lâm (TP. Hà Nội) và xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), các đồng chí lãnh đạo tỉnh đều không quên xin chân nhang, nắm đất để rước về đặt tại nơi thờ Bác ở Quảng trường Đại Đoàn Kết. Về đến Gia Lai, người dân như vỡ òa trong niềm vui đón Bác”-ông Vũ bồi hồi nhớ lại.
Đặt tượng mẫu bằng ảnh chiều cao kích thước thật tại vị trí đặt tượng. Ảnh: N.T
Đặt tượng mẫu bằng ảnh chiều cao kích thước thật tại vị trí đặt tượng. Ảnh: N.T
Báu vật của Gia Lai
Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên gắn liền với quần thể Quảng trường Đại Đoàn Kết, Bảo tàng tỉnh và công viên là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc với sự bố trí khoa học. Sau khi khánh thành vào ngày 9-12-2012, công trình đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận 3 kỷ lục gồm: Bức tượng Bác Hồ lớn nhất Việt Nam; Bức phù điêu bằng đá lớn nhất Việt Nam; Dàn cồng chiêng Tây Nguyên bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, Hội Đá quý Việt Nam cũng trao tặng 2 kỷ lục gồm: Cột đá được tạo bằng nhiều trụ đá nhất Việt Nam; Bức thư Bác được tạc trên đá nặng nhất Việt Nam. 
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng quyết định công nhận công trình “Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Gia Lai” là công trình đạt huy chương vàng chất lượng về xây dựng năm 2012. Ban Tuyên giáo Trung ương tặng thưởng giải A cho công trình kiến trúc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. “Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá rất cao tỉnh Gia Lai từ việc chuẩn bị đến thi công, khánh thành công trình này. Các nhà khoa học, lãnh đạo các tỉnh khác đều có lời khen tặng khi đến tham quan Quảng trường Đại Đoàn Kết. Để có một công trình đẹp, ý nghĩa, trong quá trình thi công, mỗi một hạng mục đều là sự quy tụ, kết tinh trí tuệ, sức sáng tạo và tâm huyết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ. Đó còn là tinh thần đoàn kết, tình cảm, trách nhiệm của các thế hệ người Việt gửi gắm vào công trình kính dâng lên Bác Hồ muôn vàn kính yêu”-ông Phạm Thế Dũng cho hay.
Hội thảo đặt tên quảng trường. Ảnh: N.T
Hội thảo đặt tên quảng trường. Ảnh: N.T
8 năm sau khi hoàn thành, quần thể Quảng trường Đại Đoàn Kết, tượng Bác Hồ, Bảo tàng tỉnh đã phát huy được hiệu quả như mục tiêu ban đầu đề ra là xây dựng công trình phục vụ nhân dân. Nơi đây đã trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện quan trọng của tỉnh. Hàng năm, chương trình đón Giao thừa được tổ chức tại Quảng trường luôn có hàng chục ngàn lượt người dân trong tỉnh đổ về thưởng lãm màn pháo hoa rực rỡ cùng các tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Mỗi ngày, tại đây có hàng trăm lượt người dân đến tập thể dục, vui chơi, tập các tiết mục văn nghệ. Chị Nguyễn Thanh Bình (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) chia sẻ: “Nếu không có công việc đột xuất hay mưa gió thì cứ 18 giờ là tôi ra đây tập thể dục. Quảng trường rộng rãi, không khí thoáng đãng, sạch sẽ, nhiều cây xanh tạo thêm hứng khởi để tập luyện thể thao. Nhiều người cũng ra đây hóng mát hoặc chụp ảnh để lưu giữ khoảnh khắc cuộc sống”.
Quảng trường Đại Đoàn Kết giờ đã được ghi tên trên bản đồ du lịch Việt Nam. Du khách chọn đây là địa điểm dừng chân trước khi khám phá các danh lam, thắng cảnh khác của tỉnh. Theo ông Lê Thanh Tuấn-Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh, từ năm 2012 đến nay có 1,2 triệu lượt khách của 872 đoàn khách trong nước, quốc tế đến tham quan Quảng trường và viếng Bác. Tính riêng 4 tháng đầu năm 2020, có 161 ngàn lượt du khách ghé thăm nơi này. “Vài năm gần đây, các trường học trên địa bàn tỉnh thường tổ chức ngoại khóa tìm hiểu lịch sử hoặc kết nạp đội viên mới trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Nhiều cơ quan, đơn vị cũng tổ chức các buổi dâng hương, dâng hoa và báo công với Bác”-ông Tuấn cho biết.
NGUYỄN TÚ

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.