Pờ Tó, mùa Xuân này…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vài năm trở lại đây, cuộc sống của người dân xã Pờ Tó, huyện Ia Pa (Gia Lai) đã thay đổi hẳn. Trong những ngày giáp Tết, chúng tôi đã có một chuyến “du Xuân” trên vùng đất cách mạng này và không ít ngỡ ngàng…
Đường về Pờ Tó không còn cách trở, khó khăn như những năm trước. Từ TP. Pleiku vào Pờ Tó, nếu đi về hướng Đông, qua các xã Đông sông (huyện Mang Yang), xe chỉ việc bon bon trên những cung đường nhựa phẳng lỳ, thảng hoặc mới gặp đôi chỗ đường xấu.
Hôm nay, cả làng cùng đến Nông trường Cao su Ia Pa để dự buổi giao lưu cồng chiêng với các huyện lân cận do Nông trường tổ chức. Già làng Đinh Đup- làng Bi Yoông vui lắm, miệng cười nói không ngừng. Thêm chút hơi men, ông hăng hái khuấy động buổi văn nghệ khiến không khí buổi gặp mặt tưng bừng, rộn ràng hơn.
Ảnh: Hoàng Ngọc
Ảnh: Hoàng Ngọc
Ông vui mừng cho biết: Chưa bao giờ người dân lại được tham gia giao lưu văn nghệ lớn thế, có nhiều đội cồng chiêng thế. Ngoài 40 diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Đam San, còn có cả đội cồng chiêng, đội xoang với hàng trăm thanh niên nam nữ đến từ huyện Mang Yang, Chư Prông tham gia. Những vòng xoang cứ rộng mãi, những bài ca về vùng đất Tây Nguyên anh hùng âm vang khắp núi rừng.
Ông Trương Ngọc Thành- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Trồng rừng Công nghiệp Gia Lai, Tập đoàn HA.GL cho biết: Đây là dịp để Công ty chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân sau một năm làm việc vất vả. Dịp này, Công ty còn tặng nhiều suất quà cho các hộ gia đình công nhân là người dân tộc thiểu số làm việc trong các nông trường cao su đứng chân trên địa bàn các huyện.
Được UBND tỉnh cho phép chuyển đổi 1.500 ha rừng nghèo sang trồng cao su, Nông trường Cao su Ia Pa (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) thuộc Công ty cổ phần Trồng rừng Công nghiệp Gia Lai, Tập đoàn HA.GL được thành lập tháng 3-2008. Tháng 4-2008, Nông trường tiến hành trồng cao su trên diện tích rừng chuyển đổi. Việc trồng mới hàng ngàn ha cao su là cơ hội việc làm cho hàng trăm người dân, nhất là người dân tộc thiểu số vốn có hoàn cảnh khó khăn.
Anh Đinh Tơn (29 tuổi)- xã Pờ Tó kể: “Hơn 3 năm trước, khi vợ mình sinh con đầu lòng, cuộc sống gia đình đã khó khăn càng vất vả hơn vì không có đất sản xuất, đi làm thuê ở thị xã Ayun Pa mỗi ngày cũng chỉ được 50 ngàn đồng, đã thế, đi lại vất vả lắm. Sau đó, mình được nhận vào làm công nhân cho Nông trường Cao su Ia Pa với tiền công trung bình 100-150 ngàn/ngày”.
Còn già Đinh Đup, tuy đã ngoài 60 nhưng ông hãy còn sức vóc lắm, ông nhận khoán 3 ha cao su của nông trường để chăm sóc. Ông khoe: “Mỗi tháng mình làm được khoảng 3 triệu đồng, nuôi mấy đứa con đi học cũng đỡ vất vả hơn nhiều. Già rồi thì làm được chừng ấy, chứ mấy đứa trẻ khỏe mạnh, có khi làm được nhiều hơn”. Ông cho biết, nhà có 5 người con, nhưng từ trước đến nay, cả gia đình chỉ trông chờ vào 3 sào mì. “Năm nào được mùa còn có cái ăn, thiên tai liên miên như năm 2009 thì cũng chẳng có gì để bỏ vào bụng, Nhà nước lại phải cứu đói, mà cứu đói mãi sao được”- ông nói.
Nhiều gia đình đã tìm thấy ấm no ngay trên mảnh đất vốn nghèo khó này. Gia đình Đinh Adyơn (18 tuổi) có tới 10 thành viên, cuộc sống khó khăn tới mức, mới học hết THCS, Adyơn đã phải nghỉ học ở nhà đi làm, giúp bố mẹ nuôi 5 đứa em. Khi Nông trường thành lập, không chỉ Adyơn mà có tới 4 thành viên nữa trong gia đình được nhận vào làm công nhân thời vụ.  Cuộc sống dường như đã bước sang trang mới với gia đình đông con, nghèo khó này.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh Huỳnh- Giám đốc Nông trường Cao su Ia Pa cho biết: Trong số 1.500 ha đất được UBND tỉnh cho phép chuyển đổi, Nông trường đã trồng được 1.093 ha cao su, trong năm 2011 sẽ trồng trên diện tích còn lại. Hiện chúng tôi mới tuyển được 40 công nhân chính thức.
Ngoài ra, hàng năm có khoảng 500-600 công nhân thời vụ, trong đó 80% là người dân tộc thiểu số. Công nhân thời vụ nhưng có việc làm liên tục, đời sống được đảm bảo. Từ nay đến năm 2013, Nông trường tuyển khoảng 600 công nhân chính thức với thu nhập trung bình từ 3,5 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/tháng.
Cùng với cây mía, cây cao su cũng đang dần đổi đời nhiều nông dân nơi đây.
Ngọc Khoa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.