Plei Me đi vào lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù đã gần 52 năm trôi qua sau trận chiến Plei Me (tháng 11-1965) nhưng trong các tài liệu chiến tranh, phía quân đội Mỹ và phía ta đều nhắc nhiều đến địa danh này, nhất là đối với những cựu binh từng tham chiến nay vẫn còn sống.

Chiến tranh đã lùi về dĩ vãng. Trên chiến địa Plei Me năm xưa giờ đã liền da thịt với những cánh rừng lên xanh và những vườn cao su, hồ tiêu, cà phê trỗi dậy xanh ngắt một màu, lấp đầy bao hố bom đỏ lửa một thời. Ngược với cái tên Plei Me đầy máu lửa, thời cắp sách đến trường, lứa học trò chúng tôi được biết đến một cái tên đầy thân thương, đong đầy kỷ niệm, đó là Trường nữ Trung học Plei Me nằm trong lòng phố thị Pleiku thân yêu.

 

Di tích Chiến thắng Plei Me.                                                                                                      Ảnh: internet
Di tích Chiến thắng Plei Me. Ảnh: internet

Mặc dù sau năm 1975 Trường Trung học Plei Me không còn tồn tại, nhưng bao lứa nữ sinh trưởng thành từ ngôi trường nổi danh “miền gái đẹp” từng góp phần tạo nên hình ảnh “em Pleiku má đỏ môi hồng” làm xao xuyến trái tim của những chàng trai xứ lạ vẫn tự hào với cái tên Plei Me trên ngực áo dài trắng tinh khôi của mình. Tuy 2 cái tên Plei Me có đối nghịch nhau về màu sắc và tính chất nhưng có lẽ nó phát tích từ nguyên gốc một địa danh lừng lẫy đã đi vào lịch sử có vị trí thuộc huyện Chư Prông, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 50 km về phía Tây Nam.

Trong chiến tranh, Mỹ-ngụy đã chiếm cứ lập tiền đồn Plei Me xung yếu bảo vệ mặt trận Tây Nam Pleiku. Đến tháng 10-1965, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (B3) mở chiến dịch tấn công trên phạm vi tứ giác Plei Me-Bàu Cạn-Đức Cơ-Ia Drăng và lấy tên là “Chiến dịch Plei Me”.

Ngày nay, cái tên Plei Me không mấy xa lạ, nhất là thế hệ đã từng đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt, ở bên kia bờ đại dương, những cựu binh từng ở Sư đoàn Kỵ binh bay số l đến nay chắc chắn không thể nào quên trận chiến đầu tiên ở cao nguyên Trung phần khi vừa đổ quân xuống Việt Nam. Tháng 10-1993, Trung tướng Harold G.Moore (năm 1965 còn là Trung tá chỉ huy Tiểu đoàn l Kỵ binh Mỹ) đã trở lại thăm chiến trường xưa Plei Me.

Cùng thời điểm đó, Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Hữu An (năm 1965 là sĩ quan chỉ huy trực tiếp trong chiến dịch Plei Me) cũng đáp máy bay từ Hà Nội vào thẳng trận địa năm xưa. 2 người chỉ huy sau 28 năm gặp lại ngay trên mảnh đất chiến địa mà năm nào họ từng chĩa súng vào nhau với những trận giáp lá cà thần sầu quỷ khóc, máu nhuộm đỏ dòng Ia Drăng. 2 con người ở 2 chiến tuyến giờ gặp lại khoác tay nhau ôn lại những ký ức kinh hoàng mà cuộc chiến tranh đã xô đẩy họ giáp mặt nhau. Ngày 14-11-1965, sau khi đồn Plei Me bị quân ta bao vây, Trung tá G.Moore-Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Kỵ binh số 1 cho toán quân mình đáp trực thăng xuống bãi X-ray, cách đồn Plei Me 20 km. Từ đây xảy ra trận cận chiến nảy lửa giữa ta và địch trên từng gốc cây, bụi cỏ. Nay người thắng trận và kẻ thua cuộc mặc dù ngôn ngữ bất đồng nhưng đã và đang đối xử nhau như những người bạn không chút e dè, tránh né. Giờ họ là con người của lịch sử, là nhân chứng sống của cuộc chiến đầy đau thương mất mát và chấp nhận với sự thật đã qua.

Sau khi nghỉ hưu (1977), Tướng G.Moore đã viết hồi ký chiến trường “We were Soldiers Once… and Young” kể lại cuộc chạm trán khốc liệt giữa quân lực Mỹ và Quân đội nhân dân Việt Nam ở Ia Drăng. Sau này, điện ảnh Hoa Kỳ đã dựa theo hồi ký này làm phim “We were Soldiers”. Từ đó, cái tên Plei Me đã vang dội cả nước Mỹ và những cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Ia Drăng đã hiểu được rằng mình không thể thắng trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.