Phương pháp rèn con tự ngủ nhẹ nhàng, không quát tháo nhưng hiệu quả cực cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giấc ngủ cực kì quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó góp phần ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện của các bé, đặc biệt là não bộ.

Cơ chế hoạt động của phương pháp này đó là làm giảm dần mức độ can thiệp của bố mẹ vào giấc ngủ của bé, để các bé dần tự đi vào giấc ngủ và biết ý thức được việc tự ngủ mà không cần sự hỗ trợ từ cha mẹ nữa.

Phương pháp này phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất dành cho các bé từ 6 tháng tuổi trở đi.

 

Chỉ nhẹ nhàng vỗ về khi thấy con khóc nhưng không giao tiếp bằng mắt.
Chỉ nhẹ nhàng vỗ về khi thấy con khóc nhưng không giao tiếp bằng mắt.

Thực hiện phương pháp với các bước như sau:

Chuẩn bị:

- Thiết lập 1 giờ ngủ ổn định cho các bé và chỉ thực hiện khi các bé có dấu hiệu buồn ngủ (không thực hiện với các bé đã ngủ say).

- 1 chiếc ghế cao vừa tầm để bố mẹ có thể ngồi bên cạnh nôi hoặc giường của các bé.

Thực hiện:

Bước 1: Kê chiếc ghế đã chuẩn bị cạnh giường hoặc nôi của trẻ.

Bước 2: Thấy con có dấu hiệu buồn ngủ thì ngay lập tức bế bé đặt xuống giường hoặc nôi, sau đó cha mẹ ngồi xuống chiếc ghế đã được đặt tại đó.

Bước 3: Chắc chắn đối với một số bé ưa hơi ấm của mẹ sẽ có dấu hiệu quấy khóc, mẹ nhẹ nhàng đưa tay vỗ về hoặc xoa nhẹ nhưng tránh giao tiếp ánh mắt với con.

Bước 4: Phương pháp rút lui dần bắt đầu được thực hiện khi thấy con có biểu hiện ngưng khóc, ngưng quấy, cha mẹ hãy dịch chuyển chiếc ghế ra xa dần so với giường hoặc nôi của bé nhưng vẫn ngồi tại đó với con chứ chưa đứng lên hẳn.

Bước 5: Nếu thấy bé có biểu hiện quấy khóc tiếp tục vỗ về như bước 3 nhưng nên nhớ tuyệt đối không giao tiếp bằng mắt với con.

Bước 6: Tại bước này tiếp tục lặp lại những gì đã thực hiện ở bước 4 là lùi xa ghế ra một chút nhưng vẫn có thể vỗ về khi bé quấy khóc.

Các bước được thực hiện nối tiếp nhau cho đến khi bé chịu nằm yên và ngủ sâu giấc. Đối với những giờ ngủ khác cũng tiếp tục thực hiện các bước như trên.

Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhẫn nại nhưng quyết đoán từ người mẹ. Phải thực hiện vài lần, vài ngày bé mới thực sự rời xa và không cần sự hỗ trợ từ mẹ khi ngủ.

Bên cạnh đó, mẹ phải cực kì cứng rắn, khi thấy con khóc tuyệt đối không bế bé ngay mà chỉ nhẹ nhàng vỗ về. Nếu được thực hiện thường xuyên và theo đúng các bước trên, rất có thể bé sẽ quen dần, tiếp thu và có những giấc ngủ thật ngon mà mẹ lại vô cùng an nhàn.

Theo phunu

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.