Phụ nữ Ia Bă thu nhập ổn định từ nghề gia công mi giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ năm 2017 đến nay, một số chị em phụ nữ ở làng Út 2 (xã Ia Bă, huyện Ia Grai) có nguồn thu nhập ổn định từ nghề gia công mi giả. Đến nay, xã đã thành lập Tổ gia công lông mi giả với 40 thành viên.

Chị Phạm Thị Ngát-Tổ trưởng Tổ gia công lông mi giả-chia sẻ: Cách đây 5 năm, chị đã tham gia học nghề làm mi giả ở Đồng Nai. Sau khi kết thúc khóa học, chị mạnh dạn nhận nguyên liệu về nhà để làm. Thấy nghề này có thể phát triển tại địa phương nên chị hướng dẫn miễn phí cho một số chị em phụ nữ. Nguyên liệu do chị đứng ra nhận từ xưởng và phân chia cho các chị em trong tổ.

“Học viên tham gia học nghề chỉ mất khoảng 1 tuần, người nào nhanh thì 3-4 ngày là có thể làm được. Ban đầu thì hơi khó một chút nhưng làm quen rồi thì công việc này khá dễ”-chị Ngát cho biết.

Phụ nữ làng Út 2 (xã Ia Bă) gia công mi giả. Ảnh: Minh Thoan

Phụ nữ làng Út 2 (xã Ia Bă) gia công mi giả. Ảnh: Minh Thoan

Thu nhập của nghề gia công mi giả được tính theo sản phẩm. Tùy kích cỡ, mỗi dây mi giả có giá dao động khoảng 550-650 đồng. Hàng tháng, mỗi người thu nhập 5-7 triệu đồng, thậm chí có chị thu nhập 9-10 triệu đồng. Công việc gia công mi giả khá nhẹ nhàng và phù hợp với phụ nữ. Đối với công việc này, yêu cầu cơ bản là chăm chỉ, tỉ mỉ cộng với một chút khéo tay. Đồ nghề cũng khá đơn giản, chỉ cần kẹp gắp, khuôn, tóc, phấn rôm và băng keo. Trong quá trình làm, người thợ dùng khuôn để cố định các sợi tóc, rồi gõ cho đến khi sợi đều, phẳng, sau đó cố định lại bằng băng keo.

Chị Nguyễn Thị Mười (làng Út 2) kể lại: “Trước đây, mình có con nhỏ nên không đi làm được. Khi biết tin người dì ở dưới Đồng Nai cũng làm nghề này, mình nhờ gửi lên làm thử, dần dần rồi cũng quen tay. Sau này, chị Ngát nhận nguyên liệu về làm, mình liền tham gia vào tổ gia công. Mình thấy công việc này nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ, vừa làm vừa chăm lo việc nhà; thu nhập lại ổn định, trung bình khoảng 7 triệu đồng/tháng”.

Trong 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vì thiếu nguyên liệu nên nghề gia công mi giả ở xã Ia Bă có phần lắng xuống. Sau dịch, nghề đã được khôi phục và phát triển trở lại. Đặc biệt, hiện nay, nhu cầu làm đẹp của chị em ngày càng phát triển, trong đó lông mi giả đang được nhiều chị em ưa chuộng trong quá trình làm đẹp. Theo chị Ngát, thời gian tới, chị sẽ tuyển thêm công nhân để gia tăng số lượng sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều chị em trong xã.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Bă-cho hay: Năm 2022, nghề gia công mi giả được chị em phụ nữ khôi phục và thành lập tổ gia công gồm 40 thành viên, trong đó có nhiều chị nuôi con nhỏ. Các chị đã tận dụng thời gian để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nếu các hội viên phụ nữ có nhu cầu học nghề miễn phí thì hãy đến làng Út 2. Đặc biệt, sau khi hoàn thành khóa học, các chị sẽ được tham gia vào tổ gia công.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.