Phong vị Tết quê trên đất mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, di dân xây dựng kinh tế mới ở Gia Lai vẫn bảo lưu những nét văn hóa đặc sắc riêng của dân tộc mình, đặc biệt là những nghi lễ, phong tục trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, góp thêm sự phong phú về văn hóa cho vùng đất quê hương thứ hai.
Người Dao ăn Tết chung
Năm 2008, vì mưu sinh, nhiều hộ dân tộc Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã chọn một vùng đất màu mỡ, bằng phẳng nơi dãy núi Chư Krêy-đoạn tiếp giáp giữa xã Chư Krêy và xã Đak Pơ Pho (huyện Kông Chro) làm nơi dừng chân cho cuộc di dân tự do. Dù cuộc sống giữa rừng tạm bợ, thiếu thốn đủ thứ và mắc nhiều loại bệnh tật nhưng đất mới hơn hẳn đất quê nên họ lại dắt díu nhau vào. Một cụm dân cư tự do với 43 hộ là họ hàng quê ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh đã hình thành, kéo theo nhiều hệ lụy. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, tỉnh Gia Lai đã di dời 43 hộ dân người Dao này về khu tái định cư ở làng Lơ Bơ (xã Chư Krêy).
 Người Dao ở xã Chư Krêy (huyện Kông Chro) thăm hỏi, chúc Tết nhau. Ảnh: H.S
Người Dao ở xã Chư Krêy (huyện Kông Chro) thăm hỏi, chúc Tết nhau. Ảnh: H.S
Đây là năm thứ 2 các hộ dân này đón Tết cổ truyền ở khu tái định cư. Ông Triệu Tài Hùng-người có uy tín ở làng Lơ Bơ-chia sẻ: Năm nào cả làng cũng cùng nhau tổ chức 2 bữa cơm chung vào dịp tất niên và đầu năm mới để thắt chặt tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Theo đó, người Dao ở Chư Krêy thường sửa soạn đón Tết cổ truyền từ ngày 20 tháng Chạp. Khi việc đồng áng đã xong và người thân đi làm ăn xa trở về, 43 hộ người Dao cùng nhau phát dọn cây cối quanh nơi ở, đường sá, treo cờ Tổ quốc. Đến ngày 26 tháng Chạp, cả làng cùng đóng góp tổ chức bữa cơm tất niên. Đến ngày mùng 1 Tết, cả làng ăn thêm một bữa cơm năm mới.
Năm nay, ngôi nhà của gia đình ông Triệu Tài Hùng được chọn là địa điểm chuẩn bị bữa cơm chung trong ngày đầu năm mới. Từ tờ mờ sáng, sau khi tắm gội sạch sẽ với một loại nước nấu bằng nhiều cây cỏ quý, các hộ dân cử thành viên đến nhà ông Hùng chung tay sửa soạn, nấu thức ăn. Một nhóm thanh niên được giao nhiệm vụ làm thịt một con heo gần 30 kg. Toàn bộ phần thịt ba chỉ được dùng để nấu món ăn mang đậm bản sắc riêng của người Dao có tên gọi là khâu nhục. Xương heo được dùng để nấu chung với củ quả… Một nhóm khác làm thịt gà. Đông nhất là một nhóm hơn 10 người gồm cả nam và nữ cùng ngồi gói các loại bánh như bánh tét, bánh giầy, bánh cặp.
Khi các mâm lễ hoàn tất, thầy mo Triệu Văn Long bắt đầu nghi lễ cúng năm mới với bài khấn cầu mong các vị thần phù trì cho những hộ dân người Dao trong cuộc mưu sinh nơi quê hương thứ 2. Trong lúc này, các hộ dân tập trung phía trước khoảng sân nhà ông Hùng trò chuyện. Bà Triệu Thị Múi phấn khởi: “Được Đảng và Nhà nước quan tâm đưa về khu tái định cư này, ngày Tết của chúng tôi vui hơn. Cuộc sống trong này cũng đỡ vất vả hơn ở quê nhờ cây trái được mùa, được giá, sinh trưởng tốt. Sum vầy đón Tết giúp chúng tôi nhớ đến không khí ngoài quê”.
Kết thúc nghi lễ cúng đất trời, các hộ dân chung tay chuyển đồ ăn qua nhà văn hóa thôn và cùng ăn bữa cơm chung. Họ ăn uống, chuyện trò, chúc nhau năm mới làm ăn phát đạt. Sau đó, mọi người chia thành nhiều nhóm nhỏ đến từng nhà để thăm và chúc nhau năm mới. 
Tết báo hiếu của người Nùng
Tết cổ truyền là một dịp lễ quan trọng trong năm của người Nùng ở làng Kdâu (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Bà Cam Thị Ngọc-Trưởng thôn Kdâu-cho hay: “Người Nùng vào lập nghiệp ở đây khoảng 30 năm rồi. Làng có 61 hộ thì một nửa là người Nùng, còn lại là người Tày và Kinh. Dù vào trong này đã lâu nhưng người Nùng vẫn giữ được những bản sắc đặc trưng, nhất là trong việc cúng giỗ hay lễ hội xuân”.
Giao lưu văn nghệ khi đến nhà chúc mừng năm mới. Ảnh: Hoành Sơn
Giao lưu văn nghệ khi đến nhà chúc mừng năm mới. Ảnh: Hoành Sơn
Đối với người Nùng, ngày Tết phải có cây nêu để báo hiệu mùa xuân mới về và xua đuổi ma quỷ, giữ đất, giữ làng. Do đó, hộ dân nào cũng đi chặt cây tre, lồ ô về làm cây nêu dựng trước cửa nhà. Ngoài ra, người Nùng còn làm bánh Khảu Sli (còn gọi là bánh gạo nếp nổ; bánh bỏng có đậu phộng). Đây là loại bánh được làm thủ công với các nguyên liệu gồm gạo nếp, đường phèn, đậu phộng, bột bắp. “Đối với người Nùng, Tết sẽ không ra Tết nếu thiếu cây nêu và bánh Khảu Sli”-bà Triệu Thị Phong bộc bạch.
Ngay sau thời khắc đất trời chuyển sang năm mới, người Nùng tụ thành nhóm đông gõ cửa chúc mừng các gia đình trong làng cho đến hết ngày mùng 1. Đặc biệt, cộng đồng người Nùng ở làng Kdâu còn giữ được phong tục độc đáo và nhân văn trong dịp Tết là con gái và con rể báo hiếu cha mẹ vợ. Ngày thường, những người phụ nữ đã lấy chồng phải lo toan, quán xuyến công việc nhà chồng và thờ phụng tổ tiên nhà chồng. Vì thế, mùng 2 Tết là dịp để họ cùng chồng con trở về nhà cha mẹ đẻ chúc mừng năm mới và thể hiện sự hiếu kính với bậc sinh thành. Anh Đổng Văn Tung-người dân làng Kdâu-kể: “Chúng tôi gọi đây là lễ báo hiếu. Con gái khi về phải chuẩn bị đồ ăn, thức uống để cúng tổ tiên nhà mình rồi nấu nướng mời bố mẹ đẻ ăn bữa cơm. Sau khi con gái và rể thắp hương cúng gia tiên thì ông bà ngoại mừng tuổi cho các cháu rồi cùng ăn bữa cơm sum họp”. 
Ngày Tết nơi quê hương thứ 2, các hộ dân Nùng còn giao lưu với các dân tộc bản địa qua lễ hội xuân với nhiều trò chơi, các hoạt động văn hóa-văn nghệ như: ném còn, đánh đu, đi cà kheo, hát then, thổi khèn…, qua đó giúp họ vơi đi nỗi nhớ Tết quê.
 HOÀNH SƠN

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.