Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xác định công tác xây dựng gia đình văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững, năm 2023, ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác này.

Ông Nguyễn Văn Nhiều (thôn An Thượng 2, xã Song An, thị xã An Khê) cho biết: Gia đình ông nhiều năm liền được công nhận gia đình văn hóa tiêu biểu. Để đạt được kết quả này, ông luôn dạy con cháu phải giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp, biết kính trên nhường dưới, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. “Vợ chồng tôi luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, hoạt động của địa phương và vận động các con, các cháu cùng tham gia. Các con tôi giờ đều có cuộc sống ổn định, gia đình hạnh phúc. Bản thân tôi được bà con tin tưởng giao phụ trách chủ tế đình làng An Thượng 2”-ông Nhiều chia sẻ.

Ngoài gia đình ông Nhiều, thời gian qua, trên địa bàn xã Song An cũng xuất hiện nhiều gia đình gương mẫu, trong đó có những gia đình 2-3 thế hệ cùng chung sống. Hàng năm, tỷ lệ gia đình văn hóa của xã đạt 92% trở lên.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhiều (bìa phải, thôn An Thượng 2, xã Song An, thị xã An Khê) trao đổi với cán bộ xã về xây dựng nếp sống gia đình. Ảnh: Đinh Yến

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhiều (bìa phải, thôn An Thượng 2, xã Song An, thị xã An Khê) trao đổi với cán bộ xã về xây dựng nếp sống gia đình. Ảnh: Đinh Yến

Bà Phạm Thị Thúy Hồng-cán bộ Văn hóa-Thông tin xã Song An-cho hay: “Để phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng đi vào chiều sâu, xã đã linh hoạt tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền thông qua hệ thống loa phát thanh; trong các cuộc họp chi bộ, thôn; lồng ghép trong các phong trào, cuộc vận động. Qua đó, phong trào không chỉ góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của xã mà còn giúp mỗi người, mỗi gia đình có ý thức đoàn kết, gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng ngày càng gắn bó bền chặt hơn, hình thành nếp sống văn hóa, văn minh”.

Theo ông Dương Thanh Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã: Ngay từ đầu năm, thị xã phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để các gia đình đăng ký thực hiện. Bên cạnh đó, các ngành, đoàn thể gắn phong trào, cuộc vận động vào hoạt động của đơn vị mình, từ đó việc xây dựng gia đình văn hóa thực chất hơn. Đơn cử như: Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã có phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Mẹ đỡ đầu”; Hội Nông dân có phong trào “Nêu gương sáng xây dựng con người mới, xây dựng gia đình hiếu học, xây dựng xã hội học tập”, “Nêu gương sáng làm kinh tế giỏi góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu”...

Trao danh hiệu gia đình văn hóa cho các hộ tổ dân phố 15, phường An Phú (thị xã An Khê). Ảnh: Đinh Yến

Trao danh hiệu gia đình văn hóa cho các hộ tổ dân phố 15, phường An Phú (thị xã An Khê). Ảnh: Đinh Yến

Tương tự, Phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku đã tích cực triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó, chú trọng việc xây dựng gia đình văn hóa. Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho hay, các xã, phường đã tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trọng tâm của nghị quyết là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Đến nay, người dân thành phố đã có sự chuyển biến rõ rệt trong việc hình thành nếp sống văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang.

“Vài năm trở lại đây, việc cưới được người dân tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm; việc tang được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, đúng quy định và phù hợp với truyền thống của dân tộc. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo, khắc phục khó khăn, ốm đau, tai nạn... ngày càng nhân rộng trong cộng đồng. Những nghĩa cử, lối sống đẹp, lòng nhân ái ngày càng lan tỏa và trở thành ý thức tự giác trong mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức”-ông Hà khẳng định.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hạnh-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-nhấn mạnh: Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi thành viên trong gia đình cần tiếp tục phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, giữ vững gia phong, làm tốt việc giáo dục con cái, người lớn phải luôn gương mẫu. Có như vậy gia đình mới thực sự là tổ ấm, là tế bào lành mạnh của xã hội, là pháo đài chống lại và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Cùng với đó, cần xây dựng và phát huy mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục con em. Gắn xây dựng gia đình văn hóa với xây dựng khu dân cư văn hóa, làng văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phòng-chống các tệ nạn xã hội...

ĐINH YẾN - ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.