Phố Bên Đồi đưa Dốc Nhà Làng Đà Lạt 'Vào miền nghệ thuật'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Những bức vẽ của các họa sĩ trẻ hé lộ “chân dung” Dốc Nhà Làng, một con dốc rất xưa cũ nằm ở trung tâm TP Đà Lạt, trong thời gian tới.

 Tác phẩm You and Me, tác giả Lê Thị Như Hoài
Tác phẩm You and Me, tác giả Lê Thị Như Hoài



Ngày 5-11, chương trình nghệ thuật Phố Bên Đồi 2019 công bố 14 tác phẩm vào vòng chung khảo cuộc thi sáng tác "Vào miền nghệ thuật".

Các tác phẩm đoạt các giải nhất, nhì, ba và khuyến khích sẽ được chọn để phóng tác lên không gian của Dốc Nhà Làng (đường Nguyễn Biểu, P.1, TP Đà Lạt).

Dốc Nhà Làng là một dốc hẻm nhỏ nối đường Trương Công Định - Phan Đình Phùng - 3 Tháng 2. Đây là con dốc nổi tiếng và hình thành sớm của TP Đà Lạt.

14 tác phẩm chung khảo được tuyển lựa từ 250 tác phẩm trẻ trung của các họa sĩ trẻ trong và ngoài nước.

Hiện các thành viên ban giám khảo đang tiến hành lựa chọn các tác phẩm xuất sắc và phù hợp nhất để phóng tác tại không gian Dốc Nhà Làng trong chương trình nghệ thuật Phố Bên Đồi 2019 chính thức diễn ra vào cuối tháng 12-2019.

Các tác phẩm đoạt giải sẽ được công bố ngày 11-11. Ngay sau khi được công bố, các tác phẩm này sẽ được vẽ lại lên không gian Dốc Nhà Làng, gồm: tường, lối đi, bờ taluy… chung với các họa sĩ đã thành danh.

Ban giám khảo bao gồm họa sĩ Lê Kinh Tài, họa sĩ Thế Thông, kiến trúc sư Đoàn Anh Khoa, kiến trúc sư Vũ Đức Chiến (sáng lập tổ chức ký họa đô thị Việt Nam Urbansketcher Vietnam).


 

 Tác phẩm Hương vị Đà Lạt, tác giả Đỗ Huyền My
Tác phẩm Hương vị Đà Lạt, tác giả Đỗ Huyền My



Là một trong những người tham gia quy hoạch không gian nghệ thuật cho Dốc Nhà Làng trong dự án "Vào miền nghệ thuật", họa sĩ Lê Kinh Tài cho biết: "Quy hoạch không gian và thực hiện các tác phẩm nghệ thuật trong không gian hiện hữu ở đô thị là việc không mới ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên ở Việt Nam thì hầu như chưa có những quy hoạch cụ thể.

Nếu có cũng gần như là những sáng tác tự phát của những nhóm nhỏ, họ "chiếm dụng" những khoảng tường trống trong đô thị để thực hiện những tác phẩm của mình. Đôi khi có những bức tranh rất hay, lại thiếu "view" nhìn.

Hay ngược lại, không thiếu những bức tranh thuộc dòng "tranh trong studio" lại được đem ra vẽ ngoài trời, các tính chất "hoành tráng" bị bỏ qua nên dù nhiều bức rất đẹp bỗng dưng bị mất hút dưới ánh mặt trời và bóng đổ từ các khối nhà trong không gian đô thị".

Kiến trúc sư Vũ Đức Chiến nhìn nhận: "Việc đưa các tác phẩm của các nghệ sĩ trong và ngoài nước lên không gian của đô thị Dốc Nhà Làng sẽ là một điểm nhấn trong đô thị. Đặc biệt Dốc Nhà Làng là một không gian đô thị đặc trưng của Đà Lạt.

Các tác phẩm được chọn phóng tác sẽ được điều chỉnh sao cho hài hòa, phù hợp với không gian, kích thước và bề mặt vị trí địa lý thực tế trên tổng thể dự án, tạo sự tương tác với người dân và du khách. Đồng thời, tên tác giả của các tác phẩm được phóng tác lên tường sẽ được ban tổ chức ghi nhận bên dưới tác phẩm".


 

 Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Liêm
Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Liêm
 Tác phẩm Hoa dã quỳ Đà Lạt, tác giả Nguyễn Đình Thanh Tùng
Tác phẩm Hoa dã quỳ Đà Lạt, tác giả Nguyễn Đình Thanh Tùng
Tác phẩm của Lữ Ngọc Bảo Thắng
Tác phẩm của Lữ Ngọc Bảo Thắng
Phố Bùi Thị Xuân - Nguyễn Văn Trỗi, tác giả Alessandro Zelger
Phố Bùi Thị Xuân - Nguyễn Văn Trỗi, tác giả Alessandro Zelger
 Phố Trương Công Định, tác giả Alessandro Zelger
Phố Trương Công Định, tác giả Alessandro Zelger
Tác phẩm Thiếu nữ K' Ho bên hoa dã quỳ, tác giả Huỳnh Thị Hằng
Tác phẩm Thiếu nữ K' Ho bên hoa dã quỳ, tác giả Huỳnh Thị Hằng
 Tác phẩm Đi sâu vào rừng, tác giả Bùi Ngân
Tác phẩm Đi sâu vào rừng, tác giả Bùi Ngân
0 Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Liêm
Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Liêm
Tác phẩm Đà Lạt trong mắt ai, tác giả Đinh Việt Anh
Tác phẩm Đà Lạt trong mắt ai, tác giả Đinh Việt Anh



MAI VINH (TTO)

 

Có thể bạn quan tâm

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.