Phiên chợ 'đặc sản rừng' ngày cuối năm của đồng bào Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chợ Cư Đrăm, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) những ngày giáp tết Nguyên Đán Kỷ Hợi khá nhộn nhịp. Ngoài các sạp hàng hóa phục vụ tết, thì khu chợ rau, củ, quả “Đặc sản” của bà con đồng bào Ê Đê, M’nông ở đây cũng vô cùng nhộn nhịp và tấp nập...
 
Chợ đặc sản Cư Đrăm;nhộn nhịp chợ rau đặc sản của người Ê Đê, M’nông...
Do chợ trung tâm cụm xã Cư Đrăm đã quá tải nên trong những ngày giáp tết, dọc 2 bên tỉnh lộ 12 đã hình thành một khu chợ bán các loại rau, củ, quả do bà con người Ê Đê và M’nông bày bán. Những người bày bán ở đây chủ yếu ở buôn Chàm A, buôn Chàm B và buôn Tơng Rang A (xã Cư Đrăm). Các loại rau, củ quả “Đặc sản” đều do bà con đi hái trên rừng, dọc các bờ suối hoặc trồng ở vườn nhà như cà đắng, quả poh pàng, lá pép, rau dớn, đọt mây, quả sung, đu đủ, củ mài…
Chị H’Lát Niê ở buôn Chàm A thường ngày buổi sáng ngồi bán ở chợ, chiều về đi hái các loại rau, củ, quả ở trên rừng hoặc ở dọc bờ suối để bán. Ngày thường mỗi ngày chị bán cũng được gần 200 ngàn đồng. Những ngày gần tết do bán đắt hàng hơn nên chị phải “điều động” cả những người trong gia đình đi rừng, đi suối để hái. Do trước đó chị đã chuẩn bị được khá nhiều rau, củ, quả nên dịp cuối năm chị H’Lát có nhiều hàng để bán và bán rất chạy. Có ngày chị bán được từ 500 đến 600 trăm nghìn đồng tiền lời. Chị H’Lát cho biết: “Những năm trước các loại rau, củ, quả của người Ê Đê bày bán ít người mua nhưng tết năm nay các loại này bán chạy lắm. Rất nhiều người mua nhất là những ngày gần tết. Có những thứ như lá pép, đọt mây, rau dớn đi lấy về không đủ để bán”.
 Bán chạy nhất là quả đắng (poh pàng), đọt mây, rau dớn và lá pép. Những loại này giờ rất hiếm, phải đi cả ngày mới lấy được vì phải đi xa hàng chục km. Trước đây những món ăn được chế biến từ các loại này chủ yếu là người Ê Đê, và M’nông mua. Những năm gần đây, nhiều người Kinh cũng rất thích mua những loại này về để chế biến các món ăn, đặc biệt trong dịp tết Nguyên Đán. Anh Nguyễn Phú Cường ở xã Cư Đrăm cho biết: “Mấy ngày trước mình đã mua mấy chục bó đọt may để tặng anh em bạn bè ở thị trấn Krông Bông. Mọi người rất thích những món ăn chế biến từ đọt mây”.
 
 
Chợ đặc sản Cư Đrăm;nhộn nhịp chợ rau đặc sản của người Ê Đê, M’nông; quả đắng (poh pàng) được nhiều người ưu thích
Amí Thuần ở buôn Tơng Rang tuy năm nay đã gần 70 tuổi nhưng vẫn thường xuyên đi hái lá pép và quả poh pang về dùng trong gia đình và bán ở chợ. Cứ 2 ngày bà lại nói con chở vào rừng đi hái lá pép một lần. Amí Thuần cho biết: “Trước đây rừng chưa bị phá những thứ này rất sẵn. Giờ phải đi xa nhưng cũng rất ít. Trong mấy ngày tết đi lấy không đủ để bán cho khách. Mấy hôm nay cũng bán được gần 2 triệu đồng, đủ tiền để sắm tết”.
Những món ăn truyền thống, đơn giản được chế biến từ rau, củ, quả của người Ê Đê, M’nông khá đơn giản nhưng giờ nhiều người rất thích. Trong những ngày giáp tết, nhiều người trong và ngoài xã Cư Đrăm đi chợ chọn mua những thứ này về để chế biến những món ăn trong dịp tết, làm cho phiên chợ tết ở vùng căn cứ cách mạng Krông Bông càng thêm nhộn nhịp.
Tùng Lâm (Nông Nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null