Phát hiện đường dây buôn lậu cây Giáng Hương cực lớn tại Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai vừa bắt một vụ vận chuyển liên tỉnh cây Giáng Hương, một loại gỗ quý và đang nguy cấp ở Tây Nguyên.
 Xe tải chở cây Giáng Hương.
Xe tải chở cây Giáng Hương.
Đằng sau vụ việc này có thể là một đường dây buôn lậu cây giáng gương cực lớn.
Ông Nguyễn Sơn Lâm-Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai xác nhận, ngày 17-4, đơn vị bắt một xe chở cây Giáng Hương vận chuyển qua địa bàn xã Ia Le, giáp ranh với huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, có 8 cây có đường kính 10-20cm, cao 4-5m, còn nguyên gốc và phần gốc được bao bọc cẩn thận để có thể trồng trở lại. Số cây Giáng Hương này đã được đưa về Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pưh để tiếp tục điều tra, làm rõ nguồn gốc, cũng như những người liên quan.
Theo nguồn tin riêng của Phóng viên Đài TNVN, vụ việc 8 cây Giáng Hương bị Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pưh bắt giữ chỉ là một phần rất nhỏ trong đường dây buôn lậu cây Giáng Hương từ Tây Nguyên ra các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là thành phố Hà Nội.
Theo những hình ảnh ghi lại, có thời điểm gần trăm cây Giáng Hương được xe độ chế tập kết tại một công ty cao su đóng tại hai huyện Ea H’leo và Ea Suóp, tỉnh Đak Lak rồi được chất lên xe tải để chở ra phía Bắc. Toàn bộ đều là những cây Giáng Hương rừng tự nhiên, được đào cẩn thận để có thể mang trồng làm cảnh.
Cây Giáng Hương là loại gỗ quý, thuộc nhóm 1, cấm khai thác, buôn bán. Ở Tây Nguyên, cây Giáng Hương đã bị khai thác đến mức kiệt quệ, số lượng còn rất hạn chế và chủ yếu còn những cây có đường kính nhỏ, từ 10-30cm.
Khu vực tập kết cây Giáng Hương.
Khu vực tập kết cây Giáng Hương.

 
Giáo sư, Tiến sĩ lâm nghiệp Bảo Huy, Trường Đại học Tây Nguyên, cho rằng, việc khai thác cả gốc rễ những cây Giáng Hương đường kính nhỏ 10-30cm, có khả năng sẽ làm sạch bóng loại cây này ở Tây Nguyên. Khi còn gốc, rễ, thì cây có thể tái sinh nhưng đào cả gốc rễ thì là sự tận diệt và cần phải lên án. Người bị lên án không chỉ những người khai thác, buôn bán mà cả những người sử dụng. Chính những người có nhu cầu sử dụng cây gỗ hương làm cây cảnh sẽ làm tận diệt loài cây này.
Công Bắc/VOV

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null